Lễ tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Tâm Khai, khai sơn chùa Diệu Pháp (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)

Di ảnh cố Hòa thượng Thích Tâm Khai tại tổ đường chùa Diệu Pháp
Di ảnh cố Hòa thượng Thích Tâm Khai tại tổ đường chùa Diệu Pháp
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 18-7, môn đồ đệ tử chùa Diệu Pháp (P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 21 năm ngày Hòa thượng Thích Tâm Khai, khai sơn chùa Diệu Pháp viên tịch.
Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh thắp hương tưởng niệm

Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh thắp hương tưởng niệm

Tại buổi lễ, chư tôn đức đã thực hiện nghi thức khai kinh, bạch Phật, cúng ngọ và tiến Giác linh cố Hòa thượng Thích Tâm Khai.

Nơi tổ đường, chư Tăng cùng Phật tử thắp hương tưởng niệm, thành kính đảnh lễ và nhất tâm cầu nguyện Giác linh cố Hòa thượng cao đăng thượng phẩm.

Khóa lễ tụng kinh cầu nguyện

Khóa lễ tụng kinh cầu nguyện

Trước đó, vào ngày 17-7, Thượng tọa Thích Tâm Chơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Q.Bình Thạnh cùng chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự Phật giáo quận đã đến thắp hương tưởng niệm, cầu nguyện trước Giác linh cố Hòa thượng.

Dịp này, môn đồ đệ tử cũng thiết lễ cúng dường trai Tăng, hồi hướng công đức lên cố Hòa thượng ân sư trong ngày lễ Bố-tát tập trung của chư Tăng tại chùa Bửu Liên.

Đại đức Thích Nguyên Bình tác bạch cúng dường trai Tăng

Đại đức Thích Nguyên Bình tác bạch cúng dường trai Tăng

Chiều cùng ngày, Đại đức Thích Nguyên Bình, phó trụ trì chùa Diệu Pháp cùng chư Tăng và Phật tử tại đạo tràng đã về chùa Tân Hòa (tỉnh Bình Dương) để phát quang, tảo tháp.

Dâng hương, đảnh lễ tại bảo tháp cố Hòa thượng Thích Tâm Khai ở chùa Tân Hòa (Bình Dương)

Dâng hương, đảnh lễ tại bảo tháp cố Hòa thượng Thích Tâm Khai ở chùa Tân Hòa (Bình Dương)

Cố Hòa thượng Thích Tâm Khai đã thuận thế vô thường viên tịch năm Nhâm Ngọ (2002); trụ thế: 62 năm, 35 hạ lạp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày