Long An: Chùa Cổ Sơn tổ chức lễ tưởng niệm húy kỵ chư vị Tổ sư

Chư tôn đức chứng minh lễ hiệp kỵ chư Tổ sư chùa Cổ Sơn
Chư tôn đức chứng minh lễ hiệp kỵ chư Tổ sư chùa Cổ Sơn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 5-10 (10-9-Nhâm Dần), tại chùa Cổ Sơn, Đại đức Thích An Phát, Phó ban Trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Hưng, Trưởng ban trụ trì chùa Cổ Sơn cùng chư tôn đức trong Ban trụ trì thiết lễ tưởng niệm húy kỵ Hòa thượng Thích Thiện Nhiêu, cùng chư vị Tổ sư tiền bối hữu công.
Hòa thượng Thích Minh Thiện cùng chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Hòa thượng Thích Minh Thiện cùng chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Đại đức Thích An Phát đại diện chư tôn đức Ban Trụ trì chùa Cổ Sơn dâng lời tuyên đọc đôi nét tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Nhiêu.

Theo đó, Hòa thượng sinh năm 1845 tại làng Bình Lãng, phủ Tân An, tỉnh Bình Trường. Trên bước đường vân du truyền bá chánh pháp nơi vùng sâu vùng xa của vùng Tháp Mười, ngài thấy gò đất cao có ngôi chùa cũ với bảng hiệu Vân Sơn tự bị đổ nát, bị hoang phế nên vận động người dân ven vùng phục dựng lại ngôi chùa. Ngày 10-9-1902, duyên trần đã mãn, thuận thế vô thường, Hòa thượng an nhiên thâu thần thị tịch, trụ thế 57 tuổi.

Chùa Cổ Sơn tính đến nay đã trải qua nhiều đời trụ trì, nhưng với sự tàn phá của chiến tranh và ảnh hưởng của thời tiết nơi đây, nhiều ngôi bảo tháp của các vị trụ trì đã mất dấu không thể tìm lại tôn danh cũng như ngày viên tịch, nên chư tôn đức thống nhất lấy ngày viên tịch Hòa thượng Thiện Nhiêu làm ngày hiệp kỵ chư vị Tổ sư.

Phật tử chùa Cổ Sơn

Phật tử chùa Cổ Sơn

Hòa thượng Thích Minh Thiện, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã niệm ân đức của chư vị Tổ sư đã khai sơn, giữ gìn và phát triển chùa Cổ Sơn. Hòa thượng tán thán chư tôn đức Ban Trụ trì đã giữ gìn truyền thống với tinh thần “Ẩm thủy tri nguyên”, đã tổ chức lễ húy kỵ chư vị Tổ sư, hướng dẫn Phật tử tu tập, trang nghiêm đạo tràng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày