Leo Đá Ba Chồng

Cảm giác chênh vênh giữa những bậc cầu thang cao vút gấp khúc theo triền đá, cảm giác không an toàn, hồi hộp vì trượt chân là rơi xuống khe đá tưởng như cản trở lại chính là điểm thu hút các bạn trẻ đến và khám phá Đá Ba Chồng

Từ ngã ba Dầu Giây đi theo quốc lộ 20 hướng lên Đà Lạt độ chừng 40km, du khách sẽ gặp một quần thể đá hùng vĩ mà nổi bật nhất là Đá Ba Chồng, gồm 3 hòn đá nằm chồng lên nhau khá chông chênh ở độ cao 36m so với mặt đất. Hòn trên cùng nằm chìa ra ngoài phân nửa tưởng như có thể đổ ụp xuống bất cứ lúc nào.

Leo Đá Ba Chồng

Đá Ba Chồng nằm chênh vênh bên đường cho cảm giác có thể đổ ập bất cứ lúc nào.

Cạnh Đá Ba Chồng là Núi Đá, người dân còn gọi là núi Bạch Tượng vì có hình dáng giống như đôi voi đang phủ phục. Trên đỉnh núi là tượng Phật Thích Ca cao hơn 20m. Dưới chân núi Bạch Tượng còn có hang Bạch Hổ, tương truyền ngày xưa có một cặp hổ sống ở đó thường xuống chùa nghe kinh. Đối diện Núi Đá, Hòn Dĩa như một cái dĩa nằm trên tảng đá nhỏ cao hơn 43m so với mặt đất.

Leo Đá Ba Chồng

Núi Đá có hình dáng một cặp voi phục với bức tượng Phật Thích Ca trên đỉnh.

Leo Đá Ba Chồng

Hòn đĩa.

Quần thể núi đá có nhiều tảng đá công kênh vào nhau, nhiều cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động vừa mang lại vẻ huyền bí, vừa mang lại cảm giác cây và đá tìm mọi cách vươn lên để sinh tồn khiến con đường lát đá xuyên suốt quần thể như mở ra nhiều góc nhìn hơn cho du khách. Thế nhưng, cảm giác chênh vênh trên các bậc thang, cảm giác thoáng đãng, thiên nhiên rộng mở trên đỉnh Núi Đá mới là tâm điểm thu hút các bạn trẻ đến nơi đây.

Leo Đá Ba Chồng

Hang bạch Hổ.

Leo Đá Ba Chồng

Những bậc thang cao vút, gấp khúc theo triền đá tưởng như trở ngại lại chính là điểm thu hút du khách đến nơi đây.

Từ hang Bạch Hổ, có một hành lang tam cấp để du khách đi lên đỉnh của Núi Đá, đến với tượng phật Thích Ca trên đỉnh, phóng tầm nhìn ra toàn cảnh. Leo lên đỉnh núi không đơn giản, những bậc cầu thang dựng đứng, gấp khúc, không có tay vịn, đi lên đã khiến nhiều người bỏ cuộc, khi quay xuống còn chênh vênh hơn. Người mạnh chân nhất cũng chỉ dám bước từng bước một, vừa đi vừa gượng người để không bị chúi về trước, cảm giác chông chênh tưởng như chỉ một chút sơ sẩy là trượt chân xuống vách đá.

Leo Đá Ba Chồng

Tượng phật trên đỉnh Núi Đá.

Leo Đá Ba Chồng

Toàn thể cụm núi nhìn từ trên đỉnh Núi Đá.

Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng

Những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của cây, những dòng nước uốn lượn, thung lũng xanh mướt.

Bù lại, từ trên cao, nhìn bốn hướng, đan xen giữa những hòn núi đá là những thung lũng xanh mượt, lấp loáng những hồ nước, những dòng suối uốn lượn, những ngôi nhà ẩn hiện, chùa Thiên Chơn uy nghiêm.

Một số hình ảnh khác của cụm núi đá:

Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng
Leo Đá Ba Chồng

Chiếc cầu bắc ngang hai đỉnh Núi Đá

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày