Lo Tết cho người nghèo

Bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại diện nhóm Sharing trao quà trong đợt chia sẻ tết do Trung ương Giáo hội tổ chức - Ảnh: Giao Hảo
Bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại diện nhóm Sharing trao quà trong đợt chia sẻ tết do Trung ương Giáo hội tổ chức - Ảnh: Giao Hảo
0:00 / 0:00
0:00
GN - Đây là một truyền thống đã được thực hiện lâu nay - với những sự chia sẻ kịp thời và vào thời điểm ý nghĩa nhất trong năm, dành cho những người yếu thế.

Tết năm nay, việc chăm lo cho người nghèo càng trở nên cấp thiết, khi chính họ, trong thiên tai và đại dịch Covid-19, đã chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Trong thời giãn cách xã hội để chống dịch hồi giữa năm, có thời điểm, những người bán vé số phải nghỉ bán cả tháng trời. Cũng may, giữa lúc khó khăn đó, những cây ATM gạo, sự chia sẻ từ phía cơ quan nhà nước, các tập thể, cá nhân đã giúp họ vượt qua cảnh thiếu ăn, ngặt nghèo. Tiếp đến, trong tháng 10, 11-2020, bão lụt, sạt lở đất… làm cho người dân miền Trung điêu đứng. Cả nước lại chung tay bằng nghĩa đồng bào, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Những khó khăn dồn dập vừa kể là điều nằm ngoài mong muốn, nhưng sự chia sẻ của cả nước là điều được thôi thúc bởi mong muốn giúp người bớt khổ, xuất phát nơi mỗi trái tim, từ những nhà hảo tâm. Người Việt chúng ta luôn biết dè sẻn phần mình để dang cánh tay đến với những người khó hơn, đó là nếp sống đẹp đã được hun đúc từ những bài học ngắn gọn, đi vào lòng người như “lá lành đùm lá rách”.

Giữa khó khăn chung của thế giới, Việt Nam đã đặt ra quyết tâm và may mắn kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, mối nguy từ nhập cảnh trái phép vẫn còn, việc chăm lo Tết cho người nghèo là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc phòng chống dịch Covid-19. Thực tế mà nói, chỉ cần người mang mầm bệnh nhập cảnh trái phép, đi vào trong cộng đồng ngay thời điểm này thì mọi nỗ lực chăm lo Tết cho dân sẽ khó thực hiện trọn vẹn.

Rất mừng là đến nay, nhiều địa phương đã có kế hoạch chăm lo Tết cho người dân, đối tượng chính sách, trong đó có những người yếu thế trong xã hội. Điển hình như TP.HCM dự chi 813 tỉ đồng. Trong đó, có gần 18.600 diện hộ nghèo sẽ được hỗ trợ quà Tết có giá trị hơn 1,2 triệu đồng/suất và gần 151.000 diện bảo trợ xã hội sẽ được hỗ trợ 1,1 triệu đồng/suất…

Mong rằng, những phần quà đó sẽ nhanh chóng đến tay người dân thuộc đối tượng được chương trình hướng đến, cho những nhọc nhằn vơi bớt trên vai họ, để họ cũng có Tết, dù thắt lưng buộc bụng. Trong dòng thông tin chủ lưu về việc giúp nhau dịp Tết, còn có những chuyến xe 0 đồng được các tổ chức đoàn, hội, nhóm từ thiện, các chùa… nhằm giúp học sinh, sinh viên, người lao động nghèo đang sinh sống tại Sài Gòn về lại quê hương sum họp gia đình. Những chương trình như vậy thực sự ý nghĩa, vừa giúp mọi người không lo lắng giá tàu xe ngày Tết tăng cao, vừa mang đến niềm hạnh phúc khi họ được về nhà.

Tết là dịp để quay về, đó như một lời réo gọi những người đi xa về bên gia đình, để đón thời khắc thiêng liêng của giao thừa, năm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để về, và cũng không ít người ngậm ngùi ở lại thành phố. Do đó, duy trì những chuyến xe Tết miễn phí là việc làm mang tính nhân văn rất lớn.

Tết là dịp để quay về, cũng là lời nhắc nhở rằng nơi vùng biên, những ngày này sẽ nhộn nhạo chuyện nhập cảnh trái phép. Ngăn chặn vấn nạn này cũng là một cách lo Tết cho dân nghèo. Bởi qua đó, người có điều kiện sản xuất, kinh doanh không bị ngưng trệ bởi Covid thì họ mới có thể chung lo Tết với chính phủ, địa phương, như chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tết gần đến nơi rồi, phải lo cho dân nhiều hơn!”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày