Mongolia: Phát hiện cổ vật Phật giáo bị chôn vùi dưới Sa mạc Gobi

( Ulan Bator, Mông Cổ):  Kho báu của Phật giáo vốn không được nhìn thấy hơn 70 năm qua vừa được khai quật ở Sa mạc Gobi. Những pháp khí có giá trị lịch sử được chôn dưới đất trong thập niên 30 của thế kỷ 20 trong thời kỳ Sô-viết (*), khi hàng trăm tự viện bị cướp bóc và bị tiêu hủy.

Các di vật bao gồm: tượng Phật, tác phẩm nghệ thuật, các bản thảo và vật dụng cá nhân của một thiền sư Phật giáo nổi tiếng thế kỷ 19.Lãnh đạo đội tìm kiếm, ông Michael Eisenriegler miêu tả phát hiện này là “một bất ngờ trong đời.” Tổng cộng có 64 thùng đựng pháp bảo được chôn ở sa mạc bởi một tăng sỹ tên là Tudev trong nỗ lực cứu các pháp bảo này thoát khỏi sự cướp bóc của quân đội Mông Cổ và Sô-viết.

khobau1.jpg

 Zundoi Altangerel cầm 1 pho tượng Phật, một di vật được chôn trong thùng qua hơn 7 thập niên. (Ảnh và chú thích của AFP.

Các thùng đựng pháp bảo này thuộc về thiền sư Phật giáo Danzan Ravjaa và chỉ duy nhất sư Tudev biết được nơi chôn giấu của các pháp bảo ấy. Sư Tudev đã bật mí bí mật này cho cháu trai của ông. Cháu ông đã khai quật một vài thùng và đã mở một nhà bảo tàng.

Đội săn lùng kho báu người Áo và Mông Cổ hiện nay đã phát hiện thêm 2 thùng. Ông Eisenriegler nói với Ban Thế giới Vụ của BBC rằng họ bị choáng với “những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo gây kinh ngạc nhất.” “Nó có giá trị rất lớn đối với văn hóa Mông Cổ bởi vì Phật giáo gần như bị mai một trong thời kỳ Sô-viết, nhất là thập niên 30. Bây giờ tôi hoàn toàn kiệt sức nhưng tôi cũng hoàn toàn ấn tượng với những gì mà tôi đã trông thấy.”

khobau2.jpg

Tu viện Khamaryn tọa lạc tại Sa mạc Gobi , cách thủ đô Ulan Bator 450 km về hướng đông nam. (Ảnh và chú thích của AFP)

Những phát hiện gần đây nhất sẽ được đưa đến trưng bày tại Viện bảo tàng Danzan Ravjaa ở Sainshand, cách thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ 400 km về hướng nam.Vẫn còn khoảng 20 thùng pháp bảo của Phật giáo ẩn nấp trong Sa mạc Gobi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày