Một hòn đảo thu hút chư Ni đến tu học

GNO - Đảo Hoàng tử Edward (Canada) đã trở thành trú xứ của các tu sĩ Phật giáo, vì hành giả xem hòn đảo là một nơi lý tưởng cho việc thực hành tâm linh.

4 năm trước, 13 nữ tu Phật giáo đã chuyển đến đảo từ Đài Loan. Ngày nay, đã có 134 người đến tu tập tại một tịnh thất trên đường Uigg, phía đông hòn đảo.

nuns.jpg


Chư Ni đến đảo và đem hình ảnh giải thoát bằng cách thực tập lời Phật dạy đến người dân

Trong vài năm tới, chư Ni ở đây hy vọng sẽ thu hút khoảng hơn 100 người và di chuyển đến một tòa nhà mới - xây dựng theo một ngôi chùa truyền thống Trung Quốc.

"Canada chấp nhận một cách tuyệt vời các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau", Ni cô Yvonne, một trong các nữ tu tại Học viện Phật giáo Đại Trí tuệ, cho biết.

"Đây là một môi trường rất tốt để thực hành và học tập, đó là lý do tại sao nó sẽ thu hút nhiều nữ tu từ các nước khác".

Phần lớn họ đến từ Đài Loan, nhưng có một số đến từ Singapore, New Zealand, Hoa Kỳ và Canada. Độ tuổi trung bình của quý Ni là 25.

Họ từ bỏ tên tuổi của riêng mình và cống hiến cuộc đời để nghiên cứu giáo lý Phật giáo với mục tiêu mang lại hạnh phúc và an lạc cho thế giới.

Ni sư Yvonne cho biết các nữ tu đang "học để phù hợp" trên đảo Hoàng tử Edward. Cô nói họ đi ra ngoài nhiều hơn hơn so với khi ở Đài Loan vì họ đang cố gắng tìm hiểu thêm về văn hóa trên hoàn đảo.

"Chúng tôi ở đây để thực hành Phật giáo, nhưng chúng tôi không cố gắng chuyển đổi tôn giáo của mọi người sang Phật giáo. Vì vậy, một điều mà chúng tôi có thể làm trong cộng đồng là đi thăm những người lớn tuổi và xem liệu chúng tôi có thể hiểu nhiều hơn về những gì người dân trên đảo suy nghĩ và có thể là các tôn giáo khác và cách mà họ đóng góp cho cộng đồng cũng như cách mà chúng tôi có thể làm việc cùng nhau để làm cho cộng đồng tốt đẹp hơn".

Cô cho biết cách tốt nhất để học hỏi từ người dân trên đảo là trở thành bạn với họ.

"Cư dân đảo sẽ dạy chúng tôi cách sống ở đây, từ lốp xe mùa đông đến việc bạn lái xe như thế nào trong tuyết và làm thế nào bạn có thể mua sắm và sử dụng nguồn tài nguyên địa phương".

Văn Công Hưng
(theo CBC News)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày