Mùa xuân

Mùa xuân

Giác Ngộ: Thuở nhỏ, do cuộc sống quá khó khăn nên lũ trẻ chăn bò chúng tôi thường mong Tết đến để được mẹ mua cho bộ đồ mới, được ngủ vùi trong tấm chăn bông mà không phải thức dậy sớm để đi học, được lì xì đầu năm, được ăn những bữa thật no nê với đủ món ngon, đủ hương vị…

Giờ đây, khi mùa xuân đang len lỏi vào từng con phố, từng ngõ ngách của cuộc sống và tâm hồn của mỗi con người và ai cũng mong ước mùa xuân sẽ đem lại những điều gì đó mới mẻ, trẻ trung cho cuộc sống.

Đầu tiên, những người lao động mong muốn có chút tiền thưởng kha khá để trang trải tết trong bối cảnh giá cả leo thang. Khi giá cả tăng cao thì việc chi tiêu cho cuộc sống là gánh nặng của đông đảo mọi đối tượng lao động, đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ thấp, các công nhân trong các công ty, xí nghiệp.

Tiếp theo là mong ước của đông đảo người tha hương! Họ mong sao có được tấm vé để trở về hội ngộ cùng gia đình sau một năm lam lũ nơi đất khách quê người. Nhìn cảnh từng đoàn người chen chúc ở các ga tàu, bến xe với hy vọng mình sẽ là người mua được tấm vé về quê mà lòng nặng trĩu. Có người đã phải thức suốt đêm để xếp hàng, có người đã phải nhập viện cấp cứu khi xếp hàng mua vé… đã nói lên tất cả sự căng thẳng, mệt mỏi của những người ly hương mỗi dịp xuân về. Và ước mơ đoàn tụ với gia đình, ước mơ có được tấm vé tàu, xe… tưởng chừng như nhỏ bé trong thời đại "số" của những người vì mưu sinh phải rời nơi chôn nhau cắt rốn, lại gặp muôn vàn khó khăn.

Nhìn cảnh công nhân rồng rắn sắp hàng trước các cây ATM mà thấy chạnh lòng. Không có tiền đã đành, nhiều công nhân được doanh nghiệp trả lương, thưởng vào tài khoản hẳn hoi nhưng việc rút được tiền để chi tiêu cũng chưa chắc đã thuận lợi. Suốt ngày đầu tắt mặt tối trong xưởng, cùng với việc tăng ca liên tục để cho doanh nghiệp kịp bàn giao hàng đúng hợp đồng thì khiến nhiều công nhân không có được thời gian để chờ rút tiền từ ATM. Thậm chí có những người lao động lo lắng không rút được tiền để về quê ăn Tết và cũng có trường hợp vừa rút được tiền ra thì đã bị bọn cướp bất hảo trấn lột sạch sành sanh.

Phần lớn người tha hương làm việc trong các công ty, xí nghiệp. Mong có được khoản tiền thưởng kha khá, mong có được tấm vé tàu, xe để về quê đón xuân cùng gia đình… của đông đảo người lao động quả thật khó khăn.

Ở "vai" người tha hương, người lao động họ phải lăn lộn trên mặt trận "vé tàu, xe", phải dài cổ chờ tiền thưởng, còn ở "vai" người nội trợ, họ lại nằm trong vòng xoáy của bão giá. Những người nội trợ chỉ mong sao giá cả ổn định, phù hợp với thu nhập khiêm tốn của mình để cuộc sống bớt đi khó khăn. Giờ đây ngoài công việc chính, họ còn phải căng đầu ra suy nghĩ, tính toán cho chi tiêu trong gia đình. Không tính sao được khi thu nhập thì có hạn mà nhu cầu chi tiêu thì tăng vọt trong dịp tết trong khi trượt giá lại kéo dài. Cảnh tính tính toán toán, đăm đăm chiêu chiêu của các bà nội trợ ở chợ đã nói lên tất cả.

Dù bạn là ai và đang làm gì trong xã hội, chắc hẳn bạn sẽ có những ước mong nhất định, đặc biệt là mỗi dịp xuân về. Dù ở "vai" người lao động, người nội trợ hay ở "vai" người lãnh đạo, hoặc "vai" học sinh, sinh viên… thì bạn cũng ước mong cho cuộc sống thật yên bình, hạnh phúc. Mong ước mùa xuân luôn tươi đẹp đến với mọi người, dù biết rằng: đôi khi mơ ước chỉ là… ước mơ mà thôi!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.

Thông tin hàng ngày