Nẻo về bình an mùa đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Mỗi ngày đối diện với dịch bệnh có lẽ ai cũng cảm nhận được sự mong manh của kiếp người, sự vô thường của kiếp sống đầy bất trắc này.

Có lẽ, chưa bao giờ mà cả thế giới đều dừng lại và sống chậm hơn như những tháng ngày qua. Từ những thành phố vốn nhộn nhịp, sầm uất hay những khu du lịch hấp dẫn với các cảnh đẹp luôn đông khách tham quan cho đến các bãi xe, ga tàu luôn tấp nập xe cộ vào ra bến cứ tưởng rằng sẽ chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Ấy vậy, giờ đây tất cả mọi thứ đều trống vắng và yên tĩnh đến lạ thường. Phải chăng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mọi thứ? Có lẽ là như vậy…

Mỗi ngày đối diện với dịch bệnh có lẽ ai cũng cảm nhận được sự mong manh của kiếp người, sự vô thường của kiếp sống đầy bất trắc này. Song, đây cũng là một nhân duyên để tự thân mỗi người ngồi lại, quán chiếu rằng: “Vô thường sẽ đến với ta bất cứ lúc nào và tâm thế mỗi người đối diện với nó như thế nào mới là quan trọng”.

Trong bối cảnh hiện tại, khi hàng ngày nghe và đọc được những thông tin về dịch bệnh số ca nhiễm gia tăng liên tục, đôi khi tôi chợt nghĩ: "Liệu một ngày nào đó vô thường đến với mình thì phải làm sao? Nếu chẳng may, mình bị nhiễm Covid-19 thì tâm thế của mình đối diện với nó như thế nào?".

Biết bao nỗi ưu tư cứ hiển hiện và quẩn quanh mãi trong đầu tôi. Rồi một nhân duyên lớn giúp tôi biết đến một lớp học Phật pháp online vào buổi sáng sớm của Đại đức Thích Giác Thống. Tôi còn nhớ, ngày đầu tiên tham gia lớp học, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh của ba chú tiểu đệ tử của Đại đức, tuổi còn nhỏ nhưng sáng sớm đã theo sư phụ công phu và học Phật pháp. Tiếp đó, trên màn hình là hình ảnh của các Phật tử đã sẵn sàng tinh thần để đón nhận những lời pháp nhũ như món ăn tinh thần buổi sớm mai. Hình ảnh ấy thật đẹp biết bao!

Lớp học Phật pháp online

Lớp học Phật pháp online

Lòng tôi tràn ngập niềm hỷ lạc khi được tắm mình trong dòng sữa pháp ngọt ngào. Tôi nghĩ rằng, ngay tại thời điểm này, không chỉ có các Phật tử mà những thế hệ Tăng Ni trẻ chúng tôi cũng khao khát, mong cầu nhận được sự chỉ dạy và uốn nắn của các ngài để quay trở về với chính mình, tìm lại chơn tâm vốn thanh tịnh sẵn có của mình.

Có lẽ rất lâu rồi, mải mê với việc học tập, tôi đã quên không chăm sóc, nuôi dưỡng tâm mình, khiến tâm trở nên khô cằn. Nhưng thật may mắn, nhờ những bài giảng pháp đã giúp tôi thức tỉnh, quay về nương tựa Tam bảo, nương tựa Tăng đoàn và chính yếu là nương tựa hải đảo tự thân để vững tâm giữa mùa đại dịch.

“Hạnh phúc thay chư Phật ra đời

Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh

Hạnh phúc thay Tăng già hòa hợp

Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu”.

Ở lớp học Phật pháp online này, tuy sự gặp gỡ nhau trên một ứng dụng, ứng dụng ấy là ảo nhưng Tăng thân là thật, mà những gì chân thật thì luôn chạm đến trái tim của mỗi con người. Tôi trân quý và biết ơn nhân duyên thù thắng này.

Đứng trước bối cảnh hiện tại, mỗi chúng ta nên trang bị cho chính mình một tâm thế tích cực theo tinh thần của người con Phật để đối diện với những nghịch cảnh của cuộc đời. Hãy mang những năng lượng bình an đến cho mọi người xung quanh.

“Thở đi con, miệng mỉm cười

Cho nhân gian đẹp

Cho người thêm vui”.

Nguyện cầu dịch bệnh sớm được tiêu trừ, mưa pháp được lan tỏa rộng khắp để loài người giảm bớt đau thương, chúng sanh được thấm nhuần giáo lý Phật đà để biết nẻo quay về.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trao quà Trung thu đến các em học sinh

Chùa Dư Khánh và Đoàn Thanh niên Bệnh viện Bình Dân khám bệnh, trao quà đến người khiếm thị

GNO - Sáng 9-8, tại Nhà văn hóa thiếu nhi TP.Gò Công, chùa Dư Khánh (P.2, TP.Gò Công, tỉnh Tiền Giang) kết hợp với Đoàn Thanh niên Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) tổ chức khám bệnh, tặng thuốc miễn phí và quà đến người khiếm thị, bà con có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời tặng quà Trung thu đến các em học sinh.
Nhiếp phục sợ hãi

Nhiếp phục sợ hãi

GNO - Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này hoành hành con người là sanh lão bệnh tử. Tại sao chúng ta sợ?

Thông tin hàng ngày