Nét thuần thành của người cố đô đi lễ chùa đầu năm

GNO - Mồng 1 Tết, từ sáng sớm tinh mơ, trong tiết trời se lạnh của mùa xuân mới, hàng ngàn lượt người đã đổ về các đường phố, đường làng để đến chùa lễ Phật đầu năm. Đây là nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng, có từ ngàn xưa của người dân cố đô.

Huế là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, số đạo hữu, Phật tử rất đông. Ở vùng ngoại ô, anh Nguyễn Công Tánh (quê Phú Mỹ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) chở vợ và 2 con đi lễ Phật ở chùa Ba La Mật, cho biết: “Năm mô gia đình tui cũng đi chùa lạy Phật trước, sau đó mới về cúng ông bà, cha mẹ. Đến chùa, bản thân mình thấy thanh thản tâm hồn, quên đi những mưu tính, lo toan trong cuộc sống thường nhật.”  Còn Bà Đặng Thị Nụ, 76 tuổi, ở phường Kim Long đã cẩn thận dặn dò các cháu nội từ mấy hôm trước sáng mồng 1 Tết chở lên chùa cùng đi lễ với bà Nói về ý nghĩa của việc tu hành, Bà Nụ đề cao việc “tu tâm”, bà nhắc lại câu nói của người xưa: “Thứ nhất tu nhà…”.

Đi lễ chùa đầu năm ở Huế, mỗi người mỗi vẻ, nhưng tất cả đều có chung một tâm niệm: hướng thiện, tránh dữ làm lành. Đây là nét đẹp văn hóa, giàu tính tâm linh của người dân xứ Huế qua bao đời nay.

chua 3.JPG
Người Huế đi chùa không thắp nhiều hương như ở miền Nam và miền Bắc

chua 5.JPG
Chùa Từ Đàm sáng mùng 1 Tết

chua 4.JPG

chua 2.JPG
Gia đình Phật tử chùa Tiên Nộn, vùng ngoại ô Huế, tổ chức quay số may mắn sáng mùng 1 Tết

chua 1.JPG
Đông đảo bạn trẻ tham gia

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày