Ngày 16/5 tượng Phật ngọc về tới Bắc Ninh

Bên cạnh việc chiêm bái tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới được trưng bày ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), ngày 16-22/5, du khách thập phương còn được dự lễ cầu nguyện quốc thái dân an và hòa bình thế giới.

Còn 4 ngày nữa tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới mới về tới chùa Phật Tích (Bắc Ninh) nhưng chiều 12/5, việc dựng bục đặt tượng, phân luồng giao thông, lắp nhà bạt để người dân xếp hàng vào chiêm bái tượng... đang được gấp rút hoàn tất.

Mô hình ngôi chùa cổ miền Bắc đang được hoàn thiện. Ảnh: Khánh Chi.
Mô hình ngôi chùa cổ miền Bắc - nơi đặt tượng - đang được hoàn thiện. Ảnh: Khánh Chi.

Tại bãi đất rộng nằm bên phải chùa, lễ đài (nơi đặt tượng) được thiết kế mô phỏng ngôi chùa cổ miền Bắc với những nét hoa văn đặc trưng đang được các công nhân lắp ráp. Còn đài sen để tượng cao 1,25 mét, rộng 5,2 mét sẽ được đưa đến đây trong một vài ngày tới.

Trong khi đó, ở phía ngoài đường, một nhà bạt rộng chừng 5 mét, dài hàng chục mét được "phân luồng" bằng các cọc bê tông và dây thừng đang được lắp đặt. Sau khi đỗ xe ở bãi gửi phía xa, khách thập phương đi bộ và xếp hàng tại đây để lần lượt vào chiêm bái tượng Phật.

Ngồi lồng những tấm ảnh tượng Phật ngọc vào trong túi nylon, người phụ nữ tên Hoa cho biết, chị vừa từ Thanh Hóa ra đây để tranh thủ bán ảnh kiếm tiền. "Mỗi tấm bán giá 10.000 đồng, cố gắng trong một tuần bán được 3.000 - 4.000 tấm là đạt chỉ tiêu". Theo lời chị Hoa, một số người ở Đà Nẵng nhân cơ hội này cũng ra đây bán tượng Phật, đĩa hình ảnh tượng Phật ngọc tại Đà Nẵng, TP HCM...

Ảnh tượng Phật Ngọc được bày bán phía trước cổng chùa Phật Tích. Ảnh: Khánh Chi.
Ngay từ chiều 12/5, ảnh tượng Phật Ngọc được bày bán phía trước cổng chùa Phật Tích. Ảnh: Khánh Chi.

Chiều 12/5, Đại đức Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật Tích cho biết, không chỉ là một trong hơn 30 di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, Phật Tích tự còn là nơi đầu tiên đạo Phật từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam, tại chùa còn có pho tượng cổ A Di Đà bằng đá xanh nghìn năm tuổi.... Đây là lý do chùa được chọn làm nơi cung nghinh tượng phật và cầu cho quốc thái dân an, hòa bình thế giới nhân dịp mùa Phật Đản (15-22/5).

Lễ khai mạc được tổ chức tối ngày 16/5, với sự tham dự của các lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ, các bộ, ngành cùng đại sứ một số nước tại Hà Nội. Các nghi thức thắp nến cầu nguyện, thả hoa đăng cũng sẽ diễn ra. Tiếp đó, sáng 18/5 là buổi cầu nguyện hòa bình với sự tham gia của các Việt kiều tiêu biểu. Lễ bế mạc diễn ra ngày 22/5 với lễ cầu siêu cho anh linh các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn nhân dịp 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

"Cử hành Đại lễ cầu an, quốc thái, cầu mưa thuận gió hòa và sự phát triển bền vững cho đất nước là truyền thống văn hóa thịnh hành vào thời Lý. Trước những khó khăn chung của nền tài chính và kinh tế thế giới, chúng ta cùng cầu nguyện cho đất nước phát triển ổn định, bền vững", Đại đức Thích Đức Thiện bày tỏ.

Để phục vụ cho người dân, trưa các ngày trong thời gian trưng bày tượng, Ban tổ chức sẽ phát các suất cơm miễn phí. Đồng thời, Ban tổ chức cũng đang cho in ảnh tượng Phật Ngọc với hy vọng "mỗi người ra về sẽ có một tấm ảnh làm kỷ niệm".

Sau một tuần trưng bày tại chùa Phật Tích và lần thứ 5 trưng bày tại 4 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM), tượng Phật ngọc sẽ được cung nghinh về tháp Hòa Bình ở Australia.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hoà thượng Thích Huệ Minh tặng quà đến người dân

Chùa Huyền Trang (H.Nhà Bè) tặng quà nhân dịp 30-4

GNO - Nhân kỷ niệm 49 năm ngày thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2024), chùa Huyền Trang (H.Nhà Bè, TP.HCM) đã trao tặng 220 phần quà đến gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh, người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vào ngày 28-4.

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Kiềm chế các căn

GNO - Kiềm chế các căn có nghĩa là đảm bảo rằng chúng hòa hợp với các đối tượng của chúng.
Chuông chùa từ vỏ bom, hình ảnh đầy suy nghiệm về chiến tranh và hòa bình - Ảnh: L.Đ.L

Chiến tranh và hòa bình

GNO - Lâu rồi tôi mới thấy lại chiếc chuông quen thuộc - vốn là vỏ của một quả bom - được sử dụng làm đại hồng chung, đúng nghĩa của pháp khí thiền gia, dùng để thức tỉnh nhân sinh, vạn loại tìm về con đường tỉnh thức.

Thông tin hàng ngày