Nghệ sĩ, khán giả tưởng niệm cố Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang tại chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM)

Di ảnh cố Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang tại lễ đường chùa Tường Nguyên
Di ảnh cố Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang tại lễ đường chùa Tường Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 17-3 (26-2-Quý Mão), tại chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) đã diễn ra lễ tưởng niệm cầu siêu cố Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang - Pháp danh Phổ Thiện Hiền.
Chư tôn đức niêm hương bạch Phật
Chư tôn đức niêm hương bạch Phật

Được sự ủy thác của gia đình của cố nghệ sĩ Diệp Lang tại Mỹ, nghệ sĩ Châu Thanh, Ngọc Huyền cùng đạo diễn Xuân Phước đã đồng tổ chức lễ tưởng niệm cho ông với sự hỗ trợ của Đại đức Thích Minh Phú, trụ trì chùa Tường Nguyên cùng chư Tăng bổn tự.

Buổi lễ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm cúng. Tại đây, chư Tăng chùa Tường Nguyên đã niêm hương bạch Phật, tiến hành khóa lễ tiến linh, thỉnh linh an vị. Sau nghi thức cúng linh, cúng ngọ là lễ viếng dành cho các đồng nghiệp, khán giả yêu mến cố nghệ sĩ.

Khóa lễ tiến linh, thỉnh linh an vị
Khóa lễ tiến linh, thỉnh linh an vị

Các nghệ sĩ Quốc Nhĩ, Thanh Nguyệt, Tô Kim Hồng, Thoại Miêu, Phú Quý, Linh Tâm, Thoại Mỹ, Cẩm Tiên, Ngân Tuấn, Lê Tứ, Bình Tinh,... đã thành kính dâng hương tưởng niệm, chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ và hát để tiễn biệt người anh, người chú, người thầy đáng kính của bao thế hệ nghệ sĩ cải lương.

Nghệ sĩ Ngọc Huyền cài hoa trắng tưởng niệm người thầy của mình
Nghệ sĩ Ngọc Huyền cài hoa trắng tưởng niệm người thầy của mình

Nghệ sĩ Diệp Lang tên thật là Dương Công Thuấn, sinh năm 1941. Ông là nghệ sĩ gạo cội của sân khấu cải lương.

Cố nghệ sĩ nổi danh với những vai kép tính cách, kép độc, kép lão như: trung sĩ Tám trong Tìm lại cuộc đời, hội đồng Dư trong Tiếng hò sông Hậu, hội đồng Thăng trong Đời cô Lựu, Lê Quý trong Tâm sự Ngọc Hân, Lê Xuân Giác trong Tiếng sóng Rạch Gầm... Những vai diễn đó của ông cho đến tận hôm nay vẫn chưa ai có thể thay thế được. Ông đoạt giải Thanh Tâm vào năm 1963, đây là một giải thưởng cao quý dành cho các nghệ sĩ xuất sắc của sân khấu cải lương.

Năm 1984, nghệ sĩ Diệp Lang từng là trưởng đoàn hát 2-84 sang lưu diễn tại Pháp. Với vở Đời cô Lựu, ông cùng các nghệ sĩ Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Tòng… đã gây tiếng vang lớn nơi xứ người. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2003.

Quang cảnh buổi lễ
Quang cảnh buổi lễ

Nghệ sĩ Diệp Lang qua đời lúc 7 giờ ngày 11-3 (khoảng 21 giờ, Hà Nội) tại San Diego, California (Mỹ) sau một cơn đau tim, hưởng thọ 83 tuổi.

Lễ viếng nghệ sĩ vào ngày 15-3 tại Cypress View Mortuary, San Jose. Lễ di quan diễn ra ngày 16-3. Linh cữu hỏa táng tại Cypress View Mortuary, San Jose và tro cốt đặt tại chùa Viên Quang.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày