Ngôi làng Phật giáo cao nhất thế giới đang kêu cứu

GNO - Trong khi thế giới tiếp tục “cảm nhận” nhiều tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đang mỗi lúc gia tăng, không ít cộng đồng dân cư ở các khu vực xa xôi đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng từ các biểu hiện thời tiết cực đoan này.

Theo tin từ The Buddhist Door, ngôi làng Komic nằm trên dãy Himalaya, vùng núi xa xôi phía bắc Ấn Độ - được xem là ngôi làng cao nhất thế giới, cũng không là ngoại lệ. Các bất thường xảy ra với những dòng sông băng, các trận tuyết rơi không theo mùa đe dọa hệ sinh thái nơi đây một cách nghiêm trọng; dễ thấy nhất là các nguồn nước đang dần đi vào tình trạng và điểm mức khủng hoảng.

bien doi khi hau.jpg


Làng Komic thuộc thung lũng Spiti, cao 4.587 m so với mực nước biển

Làng Komic thuộc thung lũng Spiti, cao 4.587 m so với mực nước biển, là ngôi làng nằm ở vị trí cao nhất thế giới có thể tiếp cận bằng phương tiện có động cơ. Cuộc sống của 130 cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp; vốn chưa từng dễ dàng lại càng khắc nghiệt hơn trong những năm gần đây do hạn hán, sự tan chảy nhanh chóng của các dòng sông băng, lượng tuyết rơi giảm, các dòng suối và hồ nước đang dần khô cạn.

“Nước không phải là vấn đề miễn là chúng tôi có được lượng tuyết rơi vào đỉnh điểm mùa đông. Nhưng điều này đã không xảy ra và các dòng sông băng cũng tan chảy nhanh hơn trước giờ. Bây giờ chúng tôi rất mong có sự can thiệp nào đó” - người nông dân Nawang Tandup 56 tuổi của làng bày tỏ, theo The Indian Express.

Các cộng đồng khác ở khu vực này như: Chicham, Kibber, Tashigang, Gette, Langza, Hikkim và Demul đều nhạy cảm như nhau trước các thực trạng tự nhiên này.

Với dân số khoảng 12.000 người, thung lũng Spiti sở hữu nền văn hóa Tây Tạng nổi bật với truyền thống Phật giáo Kim Cang thừa. Thung lũng này tạo thành một sa mạc lạnh lẽo trên vùng núi Himalaya và bị chia cắt với phần lãnh thổ còn lại của Ấn Độ trong 6 tháng, khi tuyết chắn hết các lối đi trên núi.

Cao nguyên Tây Tạng là một trong những điểm nóng nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Là nhà của 46.000 con sông băng, thung lũng này đôi khi được xem là “cực thứ ba” của thế giới với mức tập trung nước đóng băng lớn nhất bên cạnh hai cực của hành tinh chúng ta. Các dòng sông băng này nuôi dưỡng nhiều con sông lớn của khu vực như: sông Hằng, sông Cửu Long và sông Dương Tử - là nguồn cung cấp nước cho 1/3 dân số thế giới.

Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ của cao nguyên Tây Tạng đã tăng lên 1,3 độ C, cao gấp 3 lần so với mức tăng trung bình của thế giới và điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

bien doi khi hau 1.jpg


Người dân làng Komic đang chịu đựng biến đổi khí hậu

Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 2/3 các sông băng của khu vực này sẽ biến mất vào năm 2050. Các con sông băng vùng Himalaya đã mất đi 1 mét băng mỗi năm kể từ năm  2000 (nhanh hơn rất nhiều so với 25 năm trước đây) và kết quả là trong những qua, khoảng 8 tỉ tấn nước mất đi mỗi năm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày