Người cố đô đi chùa đầu năm

GN - Từ bao đời nay, người dân cố đô luôn dành trọn sáng mồng một Tết để đi lễ chùa.

Bởi với người Huế, chùa là nơi họ đã “quy y”- quay về nương tựa tâm linh; chùa còn là nơi họ ký tự hương linh ông bà cha mẹ, anh chị em, con cái đã quá cố; và chùa cũng là nơi họ tìm thấy sự thanh thản nhẹ nhàng mỗi khi gặp sự buồn phiền trong cuộc sống. Đi chùa đầu năm là đến với niệm lành tỏ lòng thấm nhập hương thiền...

2_1.JPG

Phần lớn người Huế là Phật tử

Từ niệm lành đầu năm

Người Huế quan niệm “đạp đất” rất khác với quan niệm “xông đất” của các vùng miền khác. Thông thường vào mỗi dịp đầu năm mới nhất là vào mỗi sáng mồng một Tết, người dân ở đây rất ngại “đạp đất” nhà người khác, vì “đạp đất” là đem lại sự may mắn, hanh thông hay điều xui xẻo cho nhà người đó trong suốt cả năm. Bởi thế mà ở Huế sáng mồng một Tết, ít ai đến thăm nhà nhau. Thay vào đó, ngày đầu năm mới họ đi thắp hương ở lăng mộ tổ tiên, ông bà, người thân đã quá vãng, lên chùa lễ Phật thăm quý thầy, cầu nguyện bình an cho năm mới.

Chùa chiền ở cố đô ngày Tết như một bức xanh xuân, đậm nét thiền vị, nơi mà người cao tuổi, trẻ thơ, nam thanh nữ tú lượt là áo mới, miệng ríu rít câu chào năm mới, trong hương trầm quyện tỏa, tiếng chuông hồng chung dìu dặt… Họ vào chùa lễ Phật, không tranh thủ thắp hương hay tự dâng hoa quả cúng dường trên các bàn thờ, tuyệt không đốt vàng mã như những nơi khác. Nên cảnh chùa không nghi ngút khói hương như thường thấy ở nhiều chùa miền Nam hay miền Bắc.

Người dân cố đô đến chùa trong tâm thành lễ Phật, chúc Tết quý thầy, quý sư cô, tưới tẩm niệm lành ngày đầu năm… 

3_11.JPG

Đến chùa lễ Phật vào những dịp quan trọng trong năm là nếp tâm linh của người cố đô.

Đoàn tụ gia đình tâm linh

Người Huế thường chọn cho mình một ngôi chùa gốc mà họ và cả gia đình phát nguyện quy y (quay về nương tựa) và họ quan niệm ngôi chùa đó như là “ngôi chùa ruột”, mà họ là người con, “bổn đạo” của ngôi chùa đó, nơi có vị “bổn sư” - vị Tăng, Ni mà họ nương tựa tâm linh, người thầy đã đặt cho họ một pháp danh - dấu mốc quan trọng để trở thành một người Phật tử.

Vì thế, thường cả gia đình đôi khi 3 đời, 4 đời truyền dạy cho nhau việc thiêng liêng phải làm đầu năm đó là ngày Tết phải đến chùa lễ Phật, thăm thầy. Cũng có những người sơ cơ đến chùa cũng được bạn bè, bà con hướng dẫn theo lối đi chùa của người Huế theo đó mà cũng sâu lắng hơn. Đi chùa ngày Tết ở Huế, do đó, như là một sự trở về nương tựa, đoàn tụ trong ngôi nhà - gia đình tâm linh. Mỗi người tùy theo sở nguyện của mình mà thành tâm trước Tam bảo, trước quý thầy để cầu xin nguyện một năm mới bình an. Đến chùa là cách để làm mới đời sống tinh thần, chăm sóc những hạt giống thiện lành trong tâm mình, với mong ước những hạt giống đó nẩy mầm, lớn nhanh qua từng suy nghĩ, lời nói và hành động trong cuộc sống hàng ngày

211.JPG

Hoa vạn thọ bên chùa

333.jpg
555.JPG

Thành tâm lễ Phật

777.jpg

Chùa là nơi chốn vừa thiêng liêng vừa thân thiết của người Huế

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày