Người dân cố đô Huế đi chùa cầu an đầu năm

Cả gia đình cùng đi chùa đầu năm
Cả gia đình cùng đi chùa đầu năm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Truyền thống đi chùa lễ Phật cầu an đầu năm vẫn được người dân xứ Huế duy trì dù cho thời tiết giá lạnh và dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp.

Ngay từ sáng sớm, tại quốc tự Thiên Mụ đã có rất nhiều gia đình viếng cảnh, thắp hương và cầu nguyện đầu năm. Chị Nguyễn Thị Quý (42 tuổi) vừa thắp hương vừa nói: “Tình hình dịch bệnh cũng còn khá phức tạp nhưng tôi vẫn dẫn gia đình lên chùa. Mong rằng Phật và Bồ-tát từ bi che chở cho những người thân trước con vi rút này”.

Nguyện cầu năm mới được bình an và sức khỏe

Nguyện cầu năm mới được bình an và sức khỏe

Ông Hoàng Văn Phước dù đã lớn tuổi, sức khỏe không còn tốt nhưng vẫn cố gắng đi cùng đại gia đình đến chùa. Ông chỉ mong rằng truyền thống đi chùa đầu năm mà ông nhận từ tổ tiên sẽ được con cháu sau này tiếp nối. Đồng thời nhờ chuyến đi này mà chúng biết trân quý hơn những khoảnh khắc bên người thân, để hiểu hơn ý nghĩa của Tết xum vầy.

Nhiều bạn trẻ thì lựa chọn lên chùa để có thể thoải mái tạo dáng chụp ảnh bên những gốc mai nở rộ, ngôi nhà tranh được trang trí đậm sắc Tết hay đơn giản là dạo chơi cùng bạn bè và nhận những phong bao lì xì chứa những lời hay ý đẹp.

Hái lộc Phật đầu xuân

Hái lộc Phật đầu xuân

Đối với những người Phật tử Huế thì mùng 1 cũng là ngày mà họ có cơ hội được gặp gỡ, chúc thọ quý Ôn. Lắng nghe những lời pháp lành từ các ngài để nâng đỡ tinh thần, chuẩn bị cho một năm tiếp theo. Đây cũng là nét đẹp truyền thống trong Phật giáo từ xưa đến nay.

Phật tử chúc thọ Ôn Quán Chơn, trụ trì chùa Từ Ân (Huế)

Phật tử chúc thọ Ôn Quán Chơn, trụ trì chùa Từ Ân (Huế)

Dịch bệnh Covid-19 ở Huế vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng với người dân xứ Huế thì việc đi chùa lễ Phật đầu năm là thói quen đã thấm vào trong máu thịt. Ai cũng mang theo mong ước một năm mới được bình an, người thân được sức khỏe, công việc thuận lợi và đời sống tinh thần luôn có nhiều năng lượng tích cực.

Hình người dân cố đô Huế đến các tự viện đầu năm:

Quốc tự Thiên Mụ

Quốc tự Thiên Mụ

Truyền thống đi chùa lễ Phật đầu năm luôn được người Huế duy trì

Truyền thống đi chùa lễ Phật đầu năm luôn được người Huế duy trì

Quốc tự Thiên Mụ là điểm đến mà nhiều người lựa chọn dịp đầu năm

Quốc tự Thiên Mụ là điểm đến mà nhiều người lựa chọn dịp đầu năm

Ôn Trí Tựu, trụ trì quốc tự Thiên Mụ trao lộc đầu xuân

Ôn Trí Tựu, trụ trì quốc tự Thiên Mụ trao lộc đầu xuân

Mai vàng luôn là biểu tượng Tết của xứ Huế

Mai vàng luôn là biểu tượng Tết của xứ Huế

Chụp ảnh lưu niệm với người thân

Chụp ảnh lưu niệm với người thân

Tết là thời điểm quây quần bên gia đình

Tết là thời điểm quây quần bên gia đình

Dịch bệnh còn phức tạp nên người dân vẫn tuân thủ các quy định 5K khi đến lễ chùa

Dịch bệnh còn phức tạp nên người dân vẫn tuân thủ các quy định 5K khi đến lễ chùa

Các em thiếu nhi được cha mẹ hướng dẫn lễ Phật

Các em thiếu nhi được cha mẹ hướng dẫn lễ Phật

Không gian yên tĩnh trong chùa là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ chụp ảnh

Không gian yên tĩnh trong chùa là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ chụp ảnh

Cầu nguyện một năm mới thuận lợi và sức khỏe

Cầu nguyện một năm mới thuận lợi và sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày