Nhân quả là quy luật khách quan

Nhân quả là quy luật khách quan
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Một người bị giết hại có phải do nhân từ nhiều kiếp trước bây giờ trổ quả, điều này có đúng với giáo pháp nhà Phật không? Vậy thì Phật pháp giải thích thế nào về kẻ ra tay giết hại người khác? Do nhân duyên gì mà họ làm ác như vậy? Tôi có đọc sách nhân quả nhà Phật có nói do kiếp trước tạo nhân xấu nên đời này sinh ra bị khuyết tật. Điều này khiến một số vị trong cộng đồng người khuyết tật phẫn nộ. Tôi cũng thấy có gì không ổn khi lập luận về nhân quả như vậy. Mong được quý Báo sẻ chia.

(PHẠM BẢO, mokehht@gmail.com)

Bạn Phạm Bảo thân mến!

Giáo lý nhân quả hay nhân-duyên-quả do Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết, căn cứ vào tuệ giác của Ngài thấy rõ sự thật về con người và thế giới xuyên suốt quá khứ, hiện tại và vị lai. Có thể tóm tắt giáo lý này, do nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy. Đức Phật còn nhấn mạnh rằng, dù Ngài có ra đời hay không thì nhân-duyên-quả vẫn vận hành như thế. Đức Phật không sáng tạo ra nhân quả, cũng không can thiệp vào nhân quả, Ngài thấy rõ bản chất và quy luật vận hành của nhân quả rồi trao quyền tự quyết cho mỗi cá nhân. Mỗi người tự quyết định lấy nhân quả cho chính mình.

Theo Phật pháp, người bị giết hại trong hiện tại (chịu các quả báo xấu nói chung) chắc chắn phải có nhân duyên không tốt nào đó trong quá khứ xa hoặc gần, kiếp trước hoặc ngay kiếp này. Mọi biến động xảy ra trong cuộc sống, theo Phật giáo, không có gì tự nhiên hay ngẫu nhiên, cũng không phải do ý chí của ông trời hay thần linh, tất cả đều vận hành theo nhân-duyên-quả.

Kẻ giết hại người khác, hiện đang tạo nghiệp cực ác cũng vậy, không ngoài vận hành nhân-duyên-quả. Có hai phương diện của tạo ác nghiệp cần lưu ý trong vấn đề này. Nếu liên quan đến nghiệp cũ, ắt hẳn kẻ giết hại và người bị giết có oán kết trong quá khứ. Nếu là nghiệp mới thì kẻ giết hại bị phiền não chi phối, vô minh che lấp nên tạo ác nghiệp. Kẻ giết hại và người bị giết bắt đầu có oán kết từ đây.

Đối với người khuyết tật, Phật giáo luôn tôn trọng, quan tâm giúp đỡ, sẻ chia, không hề xem thường hay kỳ thị. Tuy nhiên, Đức Phật vẫn luôn xác định mọi biểu hiện đời sống của cá nhân (giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, khỏe mạnh hay ốm đau…) đều không ngoài nhân-duyên-quả. Đức Phật là bậc thành tựu tuệ giác Tam minh thấy rõ hạnh nghiệp và nhân quả của chúng sinh. Ngài chỉ nói ra sự thật đúng như nó đang hiện hữu. Tin hay không là quyền của mỗi người, còn sự thật vẫn là sự thật.

Tin hiểu nhân-duyên-quả là phúc phần của mỗi người. Người đẹp đẽ, giàu sang, khỏe mạnh nếu tin hiểu nhân quả thì không tự cao, ỷ lại vì biết rõ phước báo họ đang hưởng sẽ cạn dần và hết sạch nên cố gắng kiệm phước và vun bồi thêm. Người xấu xí, nghèo hèn, đau ốm nếu tin hiểu nhân quả thì không tự ti, không trách người hay oán đời, họ cố gắng tích phước, hành thiện để cải thiện tình trạng không như ý trong hiện tại, sẽ tốt đẹp ở tương lai.

Không có pháp nào hay cái gì cố định cả, hết thảy đều biến chuyển vô thường. Nhờ vô thường nên mọi người đều có thể tìm cách vượt lên, thay đổi tình trạng của hiện tại. Tùy theo nhận thức, căn duyên của mỗi người mà tự tìm cho mình một cách thức chuyển hóa khác nhau. Nhận thức và quan điểm đúng đắn (chánh kiến) mới có thể tìm ra phương cách chuyển hóa tích cực. Người tin nhân-duyên-quả (chánh tín) thì không bị các phép lạ mê hoặc hay cầu xin ân sủng của thần linh. Họ chỉ chú trọng, nỗ lực tạo thêm các nhân duyên tốt. Duyên hay các nhân phụ nếu liên tục được tạo ra theo hướng tích cực thì sẽ khiến cho nhân chính bất thiện bị lệch hướng, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày