Nhĩ căn viên thông

Quán Thế Âm là vị Bồ-tát thành danh hay mang tên gọi từ chính pháp môn mà Ngài tu tập: pháp môn lắng nghe, tư duy và hành động
Quán Thế Âm là vị Bồ-tát thành danh hay mang tên gọi từ chính pháp môn mà Ngài tu tập: pháp môn lắng nghe, tư duy và hành động
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âm thành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).

Khả năng này không những giúp cho Bồ-tát có thể nghe và hiểu hết tất cả âm thanh của thế gian mà còn cho phép Bồ-tát nghe mà thấy sắc, nghe mà biết mùi, nghe mà biết vị, nghe mà cảm nhận, nghe mà thấu hiểu, tức là lỗ tai có tất cả những chức năng của các giác quan mắt, mũi, lưỡi, thân và ý.

Kinh Thủ lăng nghiêm ghi lại lời trình bày về sự tu tập của Bồ-tát Quán Thế Âm lên Đức Thế Tôn như sau: “Kính bạch Thế Tôn! Con nhớ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng về thuở trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Ở nơi Đức Phật ấy, con đã phát tâm Bồ-đề. Đức Phật ấy dạy cho con cách vào thiền định bằng phương pháp Văn, Tư, Tu.

Con bắt đầu tu tập, trước hết nghe lại chính mình, nghe bên trong, liền được vào dòng; vào dòng rồi không còn tướng nghe. Chỗ vào đã vắng lặng thì hai tướng động và tĩnh rõ ràng không sinh. Cứ như vậy, sự tu tập tăng tiến dần, đến lúc cái nghe và cái được nghe đều vắng lặng. Sự vắng lặng không dừng ở đó, mà tiếp tục tiến đến chỗ cái biết và cái được biết đều không, rồi cái biết về không ấy đi đến chỗ tận cùng viên mãn, cái không và cái được biết là không hoàn toàn vắng bặt.

Ý niệm sinh diệt đã diệt mất hoàn toàn thì cảnh giới tịch diệt hiện ra rõ ràng trước mắt, bỗng nhiên con vượt thoát cả thế gian và xuất thế gian, mười phương rực sáng. Ngay đó con đạt được hai điều thù thắng. Một là, trên thì khế hợp với bản giác diệu tâm của mười phương chư Phật. Hai là, dưới thì ứng hợp với hết thảy chúng sinh trong sáu nẻo mười phương, cùng với chúng sinh đồng tâm khát ngưỡng yêu thương.

Bạch Đức Thế Tôn! Do con cúng dường Đức Quán Thế Âm Như Lai, được Ngài trao truyền cho pháp tu ‘văn huân và văn tu như huyễn’; con tu pháp ấy mà chứng Kim cang tam-muội, cùng với chư Phật đồng một sức từ, khiến cho thân con thành tựu được 32 thân ứng hóa vào khắp các quốc độ” (ĐTK/ĐCTT, tập 19, trang 128b15).

Văn huân là hàng ngày nghe pháp, tụng kinh, nhất là những lời pháp, lời kinh giữa những trang đời. Những trang kinh đời luôn luôn nói lên sự thật vô thường, khổ, không, vô ngã. Phải lắng nghe và thấu hiểu tiếng nói tự thân của sự vật hiện tượng, tức là âm thanh của vũ trụ vạn hữu, của các pháp, đó là văn huân. Văn huân như vậy rồi nghiền ngẫm, tư duy và tu tập với tính nghe ấy gọi là văn tu. Văn, Tư, Tu miên mật sẽ giác ngộ được bản chất hư huyễn của cuộc đời. Tức là thấy rõ bản chất của các pháp không có gì là thật cả. Bấy giờ Bồ-tát chứng được Kim cang tam-muội.

Văn huân là hàng ngày nghe pháp, tụng kinh, nhất là những lời pháp, lời kinh giữa những trang đời. Những trang kinh đời luôn luôn nói lên sự thật vô thường, khổ, không, vô ngã. Phải lắng nghe và thấu hiểu tiếng nói tự thân của sự vật hiện tượng, tức là âm thanh của vũ trụ vạn hữu, của các pháp, đó là văn huân. Văn huân như vậy rồi nghiền ngẫm, tư duy và tu tập với tính nghe ấy gọi là văn tu. Văn, Tư, Tu miên mật sẽ giác ngộ được bản chất hư huyễn của cuộc đời.

Diệu lực của Kim cang tam-muội là cùng với chúng sinh trong sáu đường khắp mười phương, ba đời đều đồng một lòng khát ngưỡng yêu thương, một thứ tình thương có khả năng chuyển hóa khổ đau và sợ hãi bằng hành động vô tác, gọi là vô duyên từ. Với diệu lực này, Bồ-tát Quán Âm ban cho chúng sinh 14 điều vô úy.

1. Quán Âm nhưng không phải quán âm thanh đối tượng bên ngoài, mà quán cái tâm năng quán của chính mình, tức là nghe tiếng nói tự lòng mình. Công phu tu tập này sẽ khiến cho chúng sinh khổ não khắp mười phương đều được giải thoát (thập phương khổ não chúng sinh, quán kỳ âm thanh tức đắc giải thoát).

2. Quán Âm tức là xoay tri kiến trở lại soi chiếu nội tâm, là lắng nghe tiếng lòng thanh tịnh nhiệm mầu của mình. Công phu soi chiếu này sẽ khiến cho chúng sinh dù vào đống lửa lớn, những ngọn lửa tham đắm, hận thù, si mê… không thể nào đốt cháy được (thiết nhập đại hỏa, hỏa bất năng thiêu).

3. Quán Âm tức là quán cái nghe xoay vào nội tâm, để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của tâm mình. Công phu này sẽ khiến cho chúng sinh dù bị nước lớn cuốn trôi, đó là những dòng nước tham ái, nước lợi danh… cũng không bị những dòng nước ấy nhận chìm (đại thủy sở phiêu, thủy bất năng nịch).

4. Quán Âm tức là diệt hết vọng tưởng, không còn tâm sát hại. Công phu này khiến cho chúng sinh dù phải vào trong các nước ngạ quỷ, cũng không bị chúng quỷ làm hại. Không còn tâm sát hại thì không bao giờ bị sát hại (nhập chư quỷ quốc, quỷ bất năng hại).

5. Quán Âm tức là huân tập cái nghe mà thành tựu tính nghe chân thật; cả sáu căn đều tiêu huyễn vọng mà trở về chân tính. Công phu tu tập này khiến cho chúng sinh lúc sắp phải bị hại, dao gãy từng khúc, binh khí chạm thân dường như chém nước, như gió thổi ánh sáng, tính không dao động (sở chấp đao trượng, tầm đoạn đoạn hoại).

6. Quán Âm tức là huân tập tính nghe tinh thuần, sáng khắp pháp giới, thì những gì đen tối không thể tồn tại. Công phu tu tập này khiến cho chúng sinh, dù các loài ác quỷ như dược-xoa, la-sát, cưu-bàn-trà, tì-xá-già, phú-đơn-na..., nếu có đứng gần cũng không thể nhìn thấy, không thể nhìn bằng con mắt dữ dằn (thị chư ác quỷ, thượng bất năng dĩ ác nhãn nhị chi).

7. Quán Âm tức là hai tính động, tĩnh của âm thanh đều tiêu diệt hoàn toàn, quán chiếu tính năng nghe xoay ngược vào trong, xa lìa hết các trần cảnh hư vọng. Công phu tu tập này khiến cho chúng sinh, tất cả những thứ gông cùm xiềng xích đều không dính đến thân thể (nữu giới già tỏa kiểm hệ kỳ thân, giai tất đoạn hoại).

8. Quán Âm tức là dứt tuyệt âm thanh, tròn vẹn tính nghe, từ lực phát sinh cùng khắp. Công phu tu tập này khiến cho chúng sinh, dù đi qua con đường nguy hiểm, cũng không bị giặc cướp làm hại (kinh quá hiểm lộ, tặc bất năng kiếp).

9. Quán Âm tức là huân tu tính nghe thanh tịnh, xa lìa các trần tướng, sắc dục không thể quyến rũ. Công phu tu tập này khiến cho các chúng sinh nặng nghiệp tham ái rời xa tham dục (đa dâm chúng sinh, viễn ly tham dục).

10. Quán Âm tức là lưu lại thuần một thật tướng của âm thanh, không còn mảy may đối tượng thanh trần, căn cảnh viên dung, không có năng sở đối đãi. Công phu tu tập này khiến cho các chúng sinh nhiều nóng giận dứt bỏ sân hận (oán hận chúng sinh, ly chư sân khuể).

Như vậy, chỉ bằng phương pháp lắng nghe, mà hơn hết là lắng nghe tiếng nói của nội tâm, tiếng nói của lòng mình mà thành tựu Kim cang tam-muội, từ đó có diệu lực nghe và hiểu hết mọi âm thanh của các giống loài, nhất là âm thanh kêu cầu cứu khổ của mọi loài chúng sinh, để đem đến cho họ 14 điều vô úy. Đó là nhân và hạnh nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán Thế Âm.

11. Quán Âm tức là tiêu trừ vọng trần đối tượng, xoay cái nghe về tự tính sáng suốt, từ ngoài pháp giới đến trong thân tâm trong sáng như ngọc lưu ly, rỗng suốt không có gì chướng ngại. Công phu tu tập này khiến cho tất cả chúng sinh ngu ngốc đần độn vĩnh viễn xa lìa si mê tăm tối (hôn độn tính chướng, chư a-để-ca, vĩnh ly si ám).

12. Quán Âm tức là tiêu trừ hết huyễn hình tứ đại, xoay tính nghe trở về nơi tịch diệt bất động, hòa nhập vào thế gian mà không hủy hoại thế gian; cúng dường chư Phật nhiều như vi trần trong khắp mười phương, làm Pháp vương tử ở bên cạnh mỗi mỗi Đức Phật. Công phu tu tập này khiến cho tất cả những kẻ không có con trong khắp pháp giới, muốn cầu có con trai thì sinh được con trai phúc đức trí tuệ (dục cầu nam giả, đản sinh phước đức trí tuệ chi nam).

13. Quán Âm tức là sáu căn viên thông, chiếu sáng không hai, bao trùm mười phương pháp giới, thành chiếc kính lớn tròn đầy, thành không Như Lai tạng, vâng lãnh các pháp môn bí mật của chư Phật nhiều như vi trần trong khắp mười phương, lãnh nhận không thiếu sót. Công phu tu tập này khiến cho những kẻ không có con trong thế gian, muốn cầu có con gái, thì sinh được con gái xinh đẹp, đoan chính, phúc đức, dịu hiền, mọi người yêu kính (dục cầu nữ giả, đản sinh đoan chính phước đức nhu thuận, chúng nhân ái kính hữu tướng chi nữ).

14. Quán Âm tức là trong ba ngàn đại thiên thế giới này có trăm ức mặt trời mặt trăng, các vị Pháp vương tử hiện trú ở thế gian nhiều đến 62 lần số cát sông Hằng, đều tu Phật pháp, làm mô phạm, giáo hóa và tùy thuận chúng sinh, trí tuệ và phương tiện mỗi ngài mỗi khác.

Vậy mà, do đã được nhĩ căn viên thông, phát ra diệu tính của nhĩ căn, sau đó thì thân tâm trở nên vi diệu, bao trùm cùng khắp pháp giới, cho nên có thể khiến cho người chấp trì danh hiệu của Bồ-tát, so với người chấp trì danh hiệu của 62 lần số cát sông Hằng các vị Pháp vương tử nói trên, phước đức của hai người này ngang bằng nhau, không có gì sai khác (phước đức chính đẳng vô dị).

Đó gọi là 14 sức vô úy thí, đem phúc lành đến khắp chúng sinh (ĐTK/ĐCTT, tập 19, trang 129a25).

Như vậy, chỉ bằng phương pháp lắng nghe, mà hơn hết là lắng nghe tiếng nói của nội tâm, tiếng nói của lòng mình mà thành tựu Kim cang tam-muội, từ đó có diệu lực nghe và hiểu hết mọi âm thanh của các giống loài, nhất là âm thanh kêu cầu cứu khổ của mọi loài chúng sinh, để đem đến cho họ 14 điều vô úy. Đó là nhân và hạnh nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Rõ ràng, Quán Thế Âm là vị Bồ-tát thành danh hay mang tên gọi từ chính pháp môn mà Ngài tu tập: pháp môn lắng nghe, tư duy và hành động; bắt đầu từ sự lắng nghe tiếng nói của lòng mình mà dần hiểu hết tiếng nói hay tâm tư, nguyện vọng của muôn loài chúng sinh, để rồi đi đến hành động thiết thực là ban rải tình thương không điều kiện. Một khi biết lắng tai nghe và nghe được với tâm tịch tĩnh trong sáng thì sẽ hiểu biết trọn vẹn, viên thông. Ấy là lúc Bồ-tát dấn thân vào đời bằng tình thương vô bờ, gọi là vô ngại đại bi vậy!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày