Nhiều chia sẻ về việc ăn chay

GN - Hàng chục ngàn lượt bạn đọc đã truy cập bài viết “Mời bạn cùng ăn chay!” được Giác Ngộ online đăng lại từ Giác Ngộ số 889 (ra ngày 24-3), có lẽ vì đây là đề tài quen thuộc, gần gũi được số đông Phật tử quan tâm.

Ngoài ra, còn có nhiều bạn đọc đã dẫn link bài về “nhà” mình (trang Facebook cá nhân) để mọi người cùng đọc và hưởng ứng việc ăn chay, sống xanh - xem như lối sống hiện đại, văn minh của con người.

Theo đó, bạn đọc Ho Nguyen bày tỏ: “Không làm gì được lớn lao thì làm những việc nhỏ cho môi trường, bắt đầu bằng việc ăn chay cũng tốt rồi”.

anchay.jpg


Khi đã có phát nguyện, ăn chay không khó...

Còn bạn đọc Nhan Nghia thì bình luận: “Chữ chay được dịch từ chữ trai trong tiếng Hán - chúng ta thường nghe nói trai ngọ là thế. Đối với người theo Phật thì nên biết rằng đạo Phật không sát sinh, vì mọi chúng sinh điều bình đẳng, cho nên người tu hành phải ăn ngũ cốc thay cho thịt cá. Hơn thế nữa, theo Đông y, thực phẩm chay thuộc thể âm hàn, thịt cá thuộc thể dương nhiệt vì thế người tu hành hay không đều có thể dùng thực phẩm chay để giảm bớt tính nóng giận, bốc hỏa”.

Đồng tình với quan điểm của tác giả bài báo, bạn Nhung Đào khẳng định: “Vâng, ăn chay là nuôi dưỡng lòng từ”. Trong khi đó, “Nếu ăn chay để tránh tai họa hay ăn chay để thi đỗ là không thể. Ăn chay đúng cách theo khoa học là để thanh lọc cơ thể chứ không thể mang ra trao đổi được gì cả” - là lời góp ý của bạn đọc Nga Phuong. Cùng chung quan điểm đó, bạn Hà Đinh nói: “Tôi thấy ăn chay đúng cách thì rất tốt cho sức khỏe”.

Nếu bạn đọc quan tâm và có đang ăn chay? Hay đang muốn ăn chay? Nếu đã ăn chay rồi, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm để có món chay ngon, để vượt qua những chướng ngại trên đường thực tập ăn chay. Nếu đang muốn ăn và băn khoăn, có thể gửi chia sẻ đó cho Giác Ngộ để câu chuyện của bạn được chia sẻ rộng rãi hơn, nhằm tìm lời giải cho nhiều người như bạn. Bài vở hoan hỷ gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

* Bài liên quan: Gieo duyên ăn chay ||

Tổ CTBĐ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày