Những bức tranh Phật của một họa sĩ trẻ

Những bức tranh Phật của Brian Huy trong triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP.HCM
Những bức tranh Phật của Brian Huy trong triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP.HCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong trẻo, gần gũi nhưng cũng rất trang nghiêm là ấn tượng đầu tiên trong loạt 25 bức tranh vẽ Phật của họa sĩ Brain Huy, triển lãm cùng nhóm Gió trong tháng 4 này tại Hội Mỹ thuật TP.HCM.

Brain Huy chia sẻ, cậu khởi sự vẽ Phật từ 9 - 10 năm trước sau một biến cố lớn lao. Trong một chuyến đi du lịch nước ngoài, xe chở Huy bị đâm trực diện. Ngồi phía trước, ngay bên cạnh bác tài, Huy nghĩ "chết chắc rồi!". Ngay khoảnh khắc đó, Huy chỉ kịp niệm 1 câu "A Di Đà Phật" để hy vọng có thể tái sinh về cõi Tịnh độ của ngài.

Nhưng không biết bằng cách nào đó, khi mở mắt ra, Huy thấy mình không sao, trong khi mọi người xung quanh đều bị thương. Trở về bằng một chuyến xe khác, lại một lần nữa gặp tai nạn nhỏ và Huy cũng là người duy nhất thoát nạn. Sau "chuyến xe định mệnh", cả nhà Huy đều quy y Phật. Đó cũng là điểm khởi đầu Brain Huy vẽ Phật.

Họa sĩ trẻ Brian Huy và những tác phẩm của mình

Họa sĩ trẻ Brian Huy và những tác phẩm của mình

Huy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về cuộc đời, hạnh nguyện rồi hình tượng của các ngài trong các bản kinh. Bức tranh đầu tiên Huy vẽ là Bồ-tát Quán Thế Âm, rồi Phật A Di Đà, Phật Dược Sư,… Những lúc cảm thấy buồn, khổ, Huy lại ngồi xuống vẽ Bồ-tát Quán Thế Âm. Để rồi, khi bức tranh hoàn tất cũng chính là lúc những tổn thương, đau khổ trong Huy được chuyển hóa. Cậu tự trào: “Lạ lắm, các thể loại tranh khác, vẽ đẹp kiểu gì, Huy cũng phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Chỉ riêng vẽ Phật là êm suông”.

Những bức tranh Phật với nét vẽ hồn nhiên và màu sắc tươi sáng

Những bức tranh Phật với nét vẽ hồn nhiên và màu sắc tươi sáng

Huy kể có lần, một vị thầy ngỏ ý muốn xin bức vẽ Bồ-tát Quán Thế Âm để tặng cho một em bé đang bệnh nan y. Vị thầy sau đó nhắn tin cảm ơn và kể với Huy rằng, en bé rất thích bức tranh, ngắm mãi và cuối cùng ra đi nhẹ nhàng không đau đớn. Huy có không ít khách hàng "đặc biệt" như vậy.

Tranh Phật của Brian Huy tuy tươi tắn, gần gũi nhưng vẫn hàm chứa sự trang nghiêm

Tranh Phật của Brian Huy tuy tươi tắn, gần gũi nhưng vẫn hàm chứa sự trang nghiêm

Ba năm trước, Brain Huy đã có một quyết định táo bạo, đó là từ bỏ công việc đang làm, dùng số tiền tích lũy mở một phòng tranh. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cầm cự mãi, cuối cùng tháng 3 vừa rồi, Huy đành lặng lẽ dọn phòng tranh về… nhà. Huy lại cặm cụi vẽ và chờ đủ duyên để có thể mở lại phòng tranh "Bụt" của mình với một không gian nhỏ, ấm áp như một phòng thiền, bày tranh, uống trà, dạy vẽ… để nếu có một người nào đó đau khổ, người ấy có thể có một chỗ tịch lặng ngắm một bức tranh thiền. “Còn mình, chỉ mong dù có thế nào vẫn giữ được niềm thuần khiết như những ngày đầu vẽ Phật”, Huy nói.

Triển lãm tranh của Brain Huy và nhóm Gió sẽ kéo dài từ 3-4 đến ngày 9-4 tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP.HCM (số 218A Pasteur, phường 6, quận 3, TP.HCM).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu lúc du học tại Đại học Nalanda (Nava Nalanda Mahavihara)

Viện Nghiên cứu Phật học VN đề xuất dựng tượng Hòa thượng Thích Minh Châu tại Nava Nalanda

GNO - Ngày 5-9, GS.TS Rajesh Ranjan, Hiệu trưởng Nava Nalanda Mahavihara (Ấn Độ) đã có thư phúc đáp Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN trao đổi về ý tưởng dựng tượng đài cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu trong khuôn viên của trường.

Thông tin hàng ngày