Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo được vinh danh là một trong 100 người nữ có ảnh hưởng nhất thế giới

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo
Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ni sư Phật giáo và nhà hoạt động Phật giáo Jetsunma Tenzin Palmo đã được BBC công nhận là một trong số 100 người nữ truyền cảm hứng cho cộng đồng và có ảnh hưởng nhất của năm 2023.

Ni sư Palmo năm nay 80 tuổi và đã nghỉ hưu vào năm 2022 sau gần 25 năm giảng dạy và chia sẻ Phật pháp trên toàn thế giới. Ni sư hiện đang làm cố vấn cho chư Ni Phật giáo Tây Tạng.

Ni sư Palmo được sinh ra ở Anh vào năm 1943 với tên Diane Perry. Từ nhỏ, Ni sư đã học hỏi được rất nhiều điều từ sự thực hành tâm linh của người mẹ, và quyết định theo đuổi lý tưởng khám phá chân lý cũng như các ý nghĩa về tâm linh. Vào năm 18 tuổi, lần đầu tiên, Ni sư được tiếp xúc với những tư tưởng của Phật giáo thông qua tác phẩm The Mind Unshaken: A Modern Approach to Buddhism of John Walters. Sau đó, Ni sư đã rời bỏ công việc thủ thư của mình ở London và tìm đường đến Ấn Độ vào năm 1964.

Khi lưu trú tại đây, Ni sư đã hòa nhập và cộng tu với các pháp lữ của mình trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và bắt đầu làm việc với Freda Bedi tại một ngôi trường dành riêng cho những vị Lạt-ma trẻ tuổi. Cũng chính vào thời gian này, đúng dịp sinh nhật lần thứ 21 của mình, Ni sư đã gặp ngài Khamtrul Rinpoche thứ tám, thỉnh cầu ngài trở thành vị đạo sư dẫn dắt tu tập và bày tỏ khát vọng muốn xuất gia của mình.

Năm 1964, Ni sư Palmo trở thành người phụ nữ phương Tây thứ hai được xuất gia theo truyền thống Vajrayana, lấy đạo hiệu là Drubgyu Tenzin Palmo. Ni sư đã thọ giới Sa-di-ni vì lúc này cộng đồng nữ tu vẫn chưa được thọ giới Cụ túc trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Ni sư Palmo nổi tiếng với 12 năm tu tập thiền định chuyên sâu trong một hang động ở dãy Himalaya hẻo lánh. Ni sư đã hạ thủ công phu và quyết tâm đạt được những chuyển hóa nội tâm sâu sắc cho dù phải chịu đựng nhiều điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho tác giả Vicki Mackenzie viết cuốn sách có tựa đề Cave in the Snow: A Western Woman’s Quest for Enlightenment (Bloomsbury 1998).

Trong số nhiều thành tựu của mình, Ni sư Palmo còn được biết đến với những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Ngoài ra, một trong những nỗ lực to lớn của Ni sư là thành lập Dongyu Gatsal Ling Nunnery ở Himachal Pradesh, Ấn Độ. Tu viện này đóng vai trò là nơi tu tập cho hơn 120 vị Ni và trung tâm giáo dục Phật giáo cho một cộng đồng Phật tử theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Với những đóng góp to lớn của mình cho bối cảnh Phật giáo hiện đại, Palmo đã được trao tặng danh hiệu Jetsunma, có nghĩa là Bậc thầy đáng kính bởi Đức Gyalwang Drukpa thứ 12 vào năm 2008. Trong những năm qua, Ni sư đã tiếp tục hoạt động trong một số lĩnh vực như: Chủ tịch của Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita, Giám đốc sáng lập của Liên minh gồm những vị Ni không phải là người thuộc khu vực Himalaya, Cố vấn danh dự cho Mạng lưới Phật tử Quốc tế và thành viên sáng lập của Ủy ban Thọ giới Tỳ-kheo-ni. Đặc biệt, Ni sư vẫn luôn nổi bật với vai trò là người ủng hộ mạnh mẽ đối với việc trao quyền cho nữ giới trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, thể hiện chủ trương phục hồi, cống hiến và phát triển các giá trị tâm linh sâu sắc.

Những người trong danh sách đề cử cũng được BBC bình chọn trước đây cũng bao gồm các nhân vật nổi tiếng đến từ thế giới Phật giáo: năm 2022, Ni sư Chứng Nghiêm, bậc thầy trong sự phát triển của Phật giáo Đài Loan hiện đại; vào năm 2021, nhà hoạt động Phật giáo Manjula Pradeep, một luật sư và là nhà vận động nổi tiếng đấu tranh cho các quyền cơ bản bị tước đoạt của một số cộng đồng từ Ấn Độ; năm 2019, Tỳ-kheo-ni Dhammananda, nữ tu sĩ Phật giáo thọ giới Cụ túc đầu tiên của Thái Lan; và vào năm 2018, Tiến sĩ Tashi Zangmo, nhà hoạt động Phật giáo người Bhutan, đồng thời là giám đốc điều hành của Tổ chức Ni giới Bhutan.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày