Phật đản và văn hóa truyền thống PG Hàn Quốc

GNO - Ghi chép lịch sử cho rằng vào khoảng năm 372 thuộc vương triều Goguryeo (37 Tr.CN - 668 CN), Phật giáo đã được giới thiệu tại Hàn Quốc. Nhưng theo nhiều người, chính trong giai đoạn Silla thống nhất và thời kỳ Goryeo - trong đó Phật giáo đã được tuyên bố hợp pháp là quốc giáo - tôn giáo này thực sự đã phát triển mạnh mẽ.

Không ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo Hàn Quốc đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài.

16211930.jpg

Lễ mộc dục tại Hàn Quốc

Chương trình du lịch ở lại chùa, đã tổ chức kỷ niệm lần thứ 10 hồi năm ngoái, đã trở thành một trong những điểm thu hút du lịch chính ở Hàn Quốc.

Nhà hàng phụ vụ thức ăn nhà chùa cũng đã có sức hút không chỉ ở trong nước, nơi càng ngày càng có sự quan tâm về thực phẩm và lối sống lành mạnh, mà còn ở nước ngoài. Sách về lĩnh vực chữa trị tinh thần được viết bởi các nhà sư đáng kính đã được liệt vào loại sách bán chạy nhất.

Nhân mùa Phật đản năm nay, tờ JoongAng Daily của Hàn Quốc đã điểm qua một số các lễ hội Phật giáo và truyền thống đã được thực hành trong nhiều năm như một phần văn hóa quan trọng của Phật giáo Hàn Quốc.

1. Tiểu sơ cơ

Trong Phật giáo, chú tiểu là một biểu tượng của sự tinh khiết và người ta tin rằng "tâm trí trẻ thơ" là cái tâm Phật thuần túy.

Ở Hàn Quốc, có một truyền thống được gọi là "lễ xuống tóc cho các tiểu" khoảng một tháng trước lễ Phật đản.

Nghi lễ được tổ chức trong các ngôi chùa trên toàn bán đảo. Một nhóm khoảng mười cậu bé - ở độ tuổi từ 5 đến 7 - cạo đầu như các nhà sư thực thụ, mặc áo choàng màu xám và sống với các tu sĩ trong một tháng, học tập giáo lý Phật giáo và sống cuộc sống của người xuất gia đầu Phật.

Các cậu bé thường xuất thân từ các gia đình tín đồ Phật giáo và nhận được sự khuyến khích tham gia của cha mẹ như một phần của kỷ luật phát triển nhân cách.

16211943.jpg

Xuất gia gieo duyên trong truyền thống Phật giáo Hàn Quốc - một nét đẹp

Sau lễ xuống tóc, lễ thọ giới Phật giáo bắt đầu diễn ra. Từng chú một trước tiên sẽ được đặt pháp danh. Và sau đó họ sẽ phải tuân thủ năm giới trong thời gian một tháng: Một là phải yêu tất cả các sinh vật sống; hai là phải tôn trọng tài sản của người khác; ba là phải sử dụng ngôn từ tinh tế và nói những điều đúng đắn; bốn là phải đối xử tốt với bạn bè; và năm là phải tuân theo những gì mà các sư, thầy cô và cha mẹ nói.

"Tôi muốn tạo một kỷ niệm và trải nghiệm đẹp cho con trai tôi", Mun Gyeong-suk, một bà mẹ 38 tuổi có con trai tham gia vào buổi lễ tại chùa Daegwaneum ở Daegu, nói. "Mặc dù chỉ trong thời gian một tháng nhưng tôi hy vọng cu cậu có thể học hỏi từ cuộc sống của các sư thầy và trở thành người biết quan tâm đến người khác khi lớn lên".

Các nhà sư nói rằng kinh nghiệm này, được gọi là làm "nhà sư ngắn hạn” ở Hàn Quốc, giúp trẻ hiểu biết về giới biết chia sẻ và bổn phận làm con.

2. Treo đèn lồng

Mỗi năm, vào dịp Phật đản, các ngôi chùa trên bán đảo Triều Tiên được trang trí với vô số những chiếc đèn lồng.

Người ta tạo ra những chiếc đèn lồng với nhiều hình dáng khác nhau mang đến một trải nghiệm khá thú vị khi đứng bên dưới hoặc nhìn chằm chằm vào chúng, đặc biệt là vào một ngày đẹp trời dưới nền trời xanh.

Khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy những chiếc đèn lồng được viết tên cũng như những mong ước trên đó. Loại giấy này được gọi là "giấy ước".

16212351.jpg

Treo lồng đèn và viết lời ước nguyện

Tín đồ Phật giáo phải trả một số tiền nhất định cho các loại giấy ước này. Chi phí từ mức độ phải chăng là 10.000 won (8,96 USD) lên đến đắt đỏ trên 100.000 won. Số tiền trên sẽ tương ứng với kích thước của đèn lồng. Nói cách khác, bạn càng chi nhiều tiền, đèn lồng của bạn sẽ càng lớn. Trong thực tế, không ai biết rõ truyền thống này có nguồn gốc từ khi nào.

Kim Yeong-deok, một giáo sư văn học Hàn Quốc tại Đại học Hanyang, người đã nghiên cứu những chiếc đèn lồng Phật giáo trong nhiều năm, cho biết: "Mặc dù không ai biết rõ truyền thống này bắt đầu khi nào nhưng tục lệ treo những đồ trang trí bằng giấy trong văn hóa truyền thống của Hàn Quốc đã tồn tại cách đây rất lâu".

Ông, cũng như các nhà sư của Tông Tào Khê, tông phái Phật giáo lớn nhất của Hàn Quốc, nói rằng nó không giống như truyền thống ở các nước khác. "Ở một số vùng của Trung Quốc, người ta cũng treo những chiếc đèn lồng nhưng họ không viết lên đó những điều ước. Tại Nhật Bản, có truyền thống treo những tờ giấy may mắn trên cành cây nhưng không phải trên những chiếc đèn lồng".

Truyền thống của những chiếc đèn lồng có điều ước đã phát triển theo thời gian. Mặc dù chúng lần đầu tiên được làm bằng hanji, loại giấy truyền thống Hàn Quốc làm bằng cây dâu, nhưng ngày nay chỉ có những chiếc đèn lồng trang trí bên trong nhà mới được làm bằng hanji. Còn lại đều được làm bằng vải nhân tạo có khả năng chịu nước tốt hơn khi được treo ngoài trời.

3. Lễ hội Đèn lồng Hoa sen

Có một hoạt động văn hóa Phật giáo xung quanh Đức Phật đản sinh có liên quan đến những chiếc đèn lồng: Lễ hội Đèn lồng Hoa sen, hay còn gọi là Yeondeunghoe.

Người ta có thể tự hỏi tầm quan trọng của những chiếc đèn lồng trong Phật giáo là gì?

Có một câu chuyện vào thời của Đức Phật, có một người phụ nữ nghèo muốn cúng dường cho Đức Phật đã cắt tóc của mình để bán lấy tiền. Với số tiền bán tóc, cô đã mua một chiếc đèn lồng nhỏ khiêm tốn và thắp sáng nó lên trong đền thờ mà Đức Phật đang ngự.

Những tín đồ giàu có khác đã mua những chiếc đèn lồng lớn đầy màu sắc và cúng dường cho nhà chùa. Khi đêm tàn, các sư trong chùa đi tắt những chiếc đèn này. Tất cả đều được tắt, ngoại trừ chiếc đèn lồng của người phụ nữ nghèo kia.

Đức Phật giải thích rằng những câu chuyện đằng sau những chiếc đèn lồng dường như vô giá trị, phẩm hạnh là lòng sùng kính và sự dấn thân là mạnh mẽ hơn và được ca ngợi nhiều hơn là vẻ đẹp và kích thước bên ngoài.

16212017.jpg

Lễ hội đèn lồng rực rỡ

Các lễ hội diễn ra trong chín ngày bao gồm các hoạt động khác nhau như triển lãm và các buổi biểu diễn văn hóa, nhưng điểm nổi bật luôn luôn là lễ thắp sáng ngọn đèn lồng khổng lồ trong một quảng trường công cộng và các cuộc diễu hành, trong đó hàng chục ngàn người đi bộ trên đường phố trung tâm thành phố Seoul - tất cả cầm trên tay những ngọn đèn lồng được làm cho sự kiện này.

"Năm nay, khoảng 50.000 người đã tham gia diễu hành, và khoảng 100.000 chiếc đèn lồng đã được thắp sáng cho lễ hội", Yang Won-june, thành viên Tông Tào Khê nói. "Mỗi năm, lễ hội được phát triển thành một cái gì đó nhiều hơn là một hoạt động tôn giáo. Năm ngoái lễ hội được công nhận là một di sản văn hóa cấp nhà nước, chúng tôi tin rằng nó sẽ là một lễ hội của người dân thuộc nhiều tôn giáo và các nhóm xã hội trong những năm tới”.

Phần thú vị trong phiên bản lễ hội năm nay là người ta được phép dùng đèn lồng diode (LED). Đèn LED tốn kém hơn nhiều nhưng có thể tái sử dụng được trong nhiều năm khi thay pin mới. Ngoài ra, chúng ít có nguy cơ gây hỏa hoạn và thoải mái hơn khi thắp mà không sợ việc nhỏ sáp lỏng. "Năm nay, chỉ có 50% những chiếc đèn lồng là đèn LED, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên mỗi năm", Yang nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.

Thông tin hàng ngày