Phật giáo & mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc

GN - Ngược dòng thời gian cách đây 2.638 năm, một sự kiện hy hữu và trọng đại cho cả chư thiên và loài người, đó là sự xuất hiện của Đấng Giác ngộ, là sự kết tinh những gì cao quý và thiêng liêng nhất trong vũ trụ, là bức thông điệp bất diệt về việc thiết lập một thế giới hòa bình, an ổn cho tất cả chúng sinh.
congductamphat4.jpg
Từ pháp âm vi diệu của Ngài về cuộc sống nhân sinh, chúng ta cảm nhận được thực tướng của con người trước sự chi phối của vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh… đang hành chuyển hiện hữu trong thế giới bao la, rộng lớn mà chúng ta đang sống. Thế giới quan của Đức Phật là một kho tàng kiến thức quý báu mà bất kỳ nhà khoa học của bộ môn nghiên cứu nào từ tâm lý, giáo dục, đạo đức, xã hội, môi trường, văn hóa, vũ trụ… đều có thể nghiên cứu, soi sáng… để đem lại niềm vui kỳ diệu của dòng cảm xúc tâm linh.

Trên tất cả, Đức Phật thị hiện vào đời chỉ vì một mục đích tối thượng: “Vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư thiên và nhân loại” (Trung bộ I, kinh số 4). Ngài thị hiện trong thân thể của một con người nhằm trực tiếp giáo huấn, hướng dẫn cho loài người phương pháp tối ưu nhất để tạo dựng hạnh phúc.

Ngài đã chứng minh cho chúng ta thấy sức mạnh lớn lao từ bản thân của mỗi người, rằng con người có thể chiến thắng ma quân, chiến thăng lòng dục vọng nơi chính mình, để đạt đến trí tuệ tối thượng. Và chính nhờ sự giác ngộ giải thoát mà con người có thể đạt đến bất tử để không còn phải trôi lăn trong biển luân hồi sinh tử. Với lòng từ bi rộng lớn, giáo lý của Ngài còn là một bản tuyên ngôn bất hủ về sự bình đẳng và tôn trọng quyền sống của con người. Con đường giác ngộ mà Đức Phật chỉ dẫn luôn rộng mở cho tất cả mọi người và nếu ai thực hành theo đều có cơ hội đạt được sự an lạc, giải thoát. Đó là những giá trị nhân bản có ý nghĩa hết sức to lớn, không thể tìm thấy ở bất kỳ xã hội nào trước khi Đức Phật ra đời. Đó cũng chính là đức tính đặc thù của tinh thần Đại từ Đại bi mà loài người được đón nhận, thụ hưởng từ sự Đản sinh của Đức Phật. Là người con Phật, chúng ta phải thành kính cảm nhận niềm hạnh phúc thiêng liêng vô tận này.

Khi giải quyết mọi vấn đề liên hệ đến thế giới và nhân sinh, Đức Phật đã chỉ rõ căn nguyên nằm trong trạng thái an tịnh tâm hồn của mỗi người: “Tâm tịnh thế giới tịnh”. Cho nên, khi nào mỗi người biết xây dựng cho mình một tâm hồn an tịnh được kết tụ bằng các chất liệu Từ - Bi - Hỷ - Xả… thì khi ấy, con người sẽ sống trong cảnh an lạc, hạnh phúc. Như một thông điệp hòa bình, Đức Phật đã khẳng định: “Tâm ta sẽ không dao động, ô nhiễm và ta sẽ không thốt ra một ác ngôn nào. Chúng ta sẽ an trú với từ tâm, không sân hận. Sau khi đã làm thấm nhuận khắp người kia với từ tâm, chúng ta sẽ an trú trong trạng thái ấy biến mãn cùng khắp thế gian” (Trung bộ kinh). Cho nên, lòng từ bi, yêu thương tất cả chúng sinh của Đức Phật bao trùm khắp muôn loài, nó cảm hóa mọi ý thức hệ, không phân biệt chủng tộc. Nó là sở hữu chung của thế giới nhân sinh và vạn loại.

Ý nghĩa tuyệt vời từ sự chứng ngộ của Đức Phật còn ở chỗ, Ngài không cất giữ những thành tựu đạo quả tột bật cho riêng mình mà đã hoan hỷ, từ bi chỉ rõ cho mỗi chúng ta thấy rằng: “Như Lai là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” (Kinh Pháp hoa). Đó là sự khẳng định mang tính chất siêu nghiệm, giúp con người phấn đấu không ngừng để thành tựu lý tưởng cao nhất là đạt đến đỉnh cao của sự tịnh lạc, tức là thành Phật.

Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nêu lên tinh thần bình đẳng, xóa bỏ giai cấp trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Ngài đã thuyết phục lòng người bằng tinh thần từ bi, hiểu biết, vô ngã vị tha để cảm hóa nhân sinh. Với tinh thần: “Một người sinh ra không phải thành một người Bà-la-môn hay là một người Chiên-đà-la, mà chính là vì sở hành của người ấy tạo thành một Chiên-đà-la hay Bà-la-môn” (Trung bộ kinh, bài kinh Kalama, tr.195). Và Ngài cũng đã xác chứng vai trò quan trọng của ngươi phụ nữ trong đơi sống xã hội. Trong Tăng chi bộ kinh, Đưc Phật đã dạy ngươi dân xư Bạt Kỳ (Vaji) như sau: “… Này các chàng trai trẻ, khi nào dân Bạt Kỳ không băt cóc và cưỡng ép phụ nữ và thiếu nữ Bạt Kỳ phải về sống vơi mình, thơi dân Bạt Kỳ sẽ lơn mạnh, sẽ không bị suy giảm”.

Hơn thế nữa, Đức Phật đã khẳng định và cho chúng ta thấy răng, giá trị trí tuệ và khả năng cống hiến của một phụ nữ không thua gì ngươi đàn ông trong xã hội. Trong Tương ưng bộ kinh, Ngài dạy: “Một bé gái, tâu đại vương, còn quý hơn một đưa con trai, lúc trương thành em có thể là ngươi đưc hạnh vẹn toàn, biết kính nể và tôn trọng cha mẹ chồng, một ngươi vơ hiền, đưa con mà sau này em sẽ mang vào lòng có thể làm nên đại sư và trị vì một vương quốc vĩ đại, đúng vậy đưa con của một ngươi vơ cao thương sẽ trơ thành một ngươi hương đạo chân chính cho một quốc gia”. Bên cạnh thông điệp hòa bình và bình đẳng mà sự hiện diện của đấng Đại Giác ngộ đem đến, chúng ta còn cảm nhận rất nhiều thông điệp khác từ sự kiện Đản sinh.

Tuy nhiên, một yếu tố vô cùng gần gũi với chúng ta đó chính là yếu tố môi trường. Một khi môi trường có sự biến đổi thì sức ảnh hưởng của môi trường lan tỏa không chỉ một quốc gia mà cho cả toàn cầu. Cuộc đời Đức Phật từ Đản sinh cho đến Niết-bàn, là minh chứng xác thật cho một đời sống tự chủ, an lạc, luôn luôn từ ái và thích ứng với mọi người, mọi loài và cả thiên nhiên. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong kinh Tăng chi II, trang 335: “Ở đây, này Nagita, Ta thấy một Tỳ-kheo ngồi thiền tại trú xứ ở trong khu rừng. Này Nagita, Ta suy nghĩ như sau: Nay vị Tôn giả này sau khi đoạn trừ ngủ nghỉ và mệt nhọc, sẽ tác ý tưởng hoặc đạt sự nhất tâm. Do vậy, Ta hoan hỷ với trú xứ tại rừng của vị Tỳ-kheo ấy”. Đức Phật luôn tán thán và xem núi rừng là nơi ẩn trú lý tưởng cho những vị xuất gia hành đạo. “Làng mạc hay núi rừng, thung lũng hay đồi cao, La-hán trú chỗ nào, đất ấy thật khả ái” (Pháp cú 98).

Đức Phật có rất nhiều lời dạy liên quan mật thiết đến việc bảo vệ môi trường. Trong kinh Anguttara Sutra (Tăng chi bộ), Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”.

IMG_0119.JPG

Đấng Giác ngộ đã để lại cho con người tài sản vô giá về sức mạnh của tự thân, luôn nuôi dưỡng từ tâm, ban vui cứu khổ, yêu thương mọi loài, mọi vật như chính bản thân mình. Lời dạy của Đức Phật đã khai ngộ tâm trí mỗi người, làm cho chúng ta nhận ra được mình đang sở hữu khối tài sản quý giá nhất đó là lòng Từ - Bi - Hỷ - Xả, là sự giác ngộ tự tâm, là chân hạnh phúc của chính niệm, chính kiến, chính tư duy. Nhưng điều làm chúng ta tự hào, khâm phục nhất là ở chỗ, những tư tưởng và lời dạy ấy của Ngài, dù đã cách đây gần 2.600 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị, khi nhiều mục tiêu được đề ra trong Mục tiêu Thiên niên kỷ vẫn đang là đích hướng tới của tất cả các quốc gia thành viên tổ chức Liên Hợp Quốc.

Chúng ta - những người con Phật hết sức vui mừng và tự hào khi Việt Nam tiếp tục được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014. Điều đó đã thể hiện sự tin tưởng và lòng quý mến mà Phật giáo các nước trên thế giới dành cho Phật giáo và đất nước Việt Nam. Chắc chắn, trước và trong Đại lễ sẽ có nhiều Phật sự quan trọng diễn ra, nhiều sự kiện văn hóa Phật giáo được tổ chức trên phạm vi cả nước, tạo thắng duyên cho quần chúng Phật tử tu học, hành thiện. Có thể nói, đây là cơ duyên để chúng ta giới thiệu hình ảnh tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam đến với bạn bè thế giới, đồng thời khẳng định tinh thần công bằng, dân chủ, văn minh của đất nước và con người Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, thân thiện, hòa hợp và đoàn kết; khẳng định tinh thần và sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014 tại Việt Nam, GHPGVN đã chọn chủ đề: “Phật giáo đồng hành cùng các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” để thể hiện đầy đủ ý nghĩa và giá trị thiêng liêng của lễ kỷ niệm Phật đản trên bình diện quốc tế cũng như tư tưởng vĩ đại của Đức Phật. Qua đó, cũng nói lên trách nhiệm đồng hành của Phật giáo đối với thế giới nhân sinh, của Tăng Ni và Phật tử, quyết đem những lời dạy của Đức Thế Tôn để góp phần giải quyết hữu hiệu những vấn đề thời sự của thế giới đương đại.

Hạnh phúc thay Đức Phật đản sinh và cũng hạnh phúc thay khi Phật giáo đã hằng hữu và phát triển trong mọi không gian và thời gian. Ngày hôm nay, toàn thể Phật giáo đồ trên thế giới vân tập về đây, nơi mảnh đất Việt Nam thiêng liêng, yêu chuộng hòa bình và đầy tinh thần hỷ lạc là một sự kiện vô cùng ý nghĩa, một minh chứng sống động cho sự phát triển miên viễn của Phật giáo Việt Nam. Sự có mặt đầy đủ của những hành giả ở khắp các quốc gia trên thế giới là những công đức hết sức ý nghĩa dâng lên cúng dương Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni nhân dịp Đản sinh.

Trong niềm hoan hỷ vô biên này, chúng ta nhất tâm hướng về Đức Phật, thành tâm thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với tình yêu thương không bờ bến mà Đức Từ phụ đã để lại cho chúng ta, cho toàn thể nhân loại. Nguyện trọn đời đi theo bước chân của Ngài trên con đường phụng sự nhân sinh, hầu mang ánh sáng Từ bi và Trí tuệ của Ngài, vì hạnh phúc, vì an lạc cho thế gian. Mong rằng ý nghĩa ngày Phật đản Liên Hợp Quốc 2014 - PL.2558 sẽ đem đến cho nhân loại sự an lạc và hạnh phúc như tinh thần Mục tiêu Thiên niên kỷ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đề ra: “Thế kỷ 21, thế kỷ của hòa bình, yêu thương, an lạc và hạnh phúc”.

HT.Thích Bảo Nghiêm
Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày