Phát hiện bức bích họa thời kỳ đầu của Phật giáo Uzbekistan

GN - Một bức bích họa màu sắc rực rỡ được khai quật ở Uzbekistan có thể có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thứ III liên quan tới Phật giáo được các nhà nghiên cứu địa phương và đối tác từ Đại học Rissho ở Tokyo, Nhật Bản phát hiện trong đợt hợp tác khảo cổ bắt đầu từ năm 2016. Phát hiện này làm sáng tỏ sự lan truyền cảm hứng của nghệ thuật Phật giáo dọc theo Con đường tơ lụa, còn ẩn nhiều di chỉ Phật giáo giai đoạn đầu. 
uzbekistan (1).jpg
Một phân đoạn của bức bích họa quý giá
Bức bích họa được phát hiện trong khi các nhà nghiên cứu khai quật khảo cổ tại Kara Tepe, một địa điểm khảo cổ ở ngoại ô Termez, miền Nam Uzbekistan. Bức tranh tường có kích thước khoảng 1m x1m, được tìm thấy trong một thạch thất bị vùi cách mặt đất 2m, bên cạnh một tu viện Phật giáo. 
“Bức tranh tường có thể là một phần của một tác phẩm lớn hơn miêu tả cuộc đời của Đức Phật”, Haruki Yasuda, Giáo sư Lịch sử nghệ thuật tại khoa Nghiên cứu Phật giáo của Đại học Rissho cho biết. “Đây là một phát hiện quý giá, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách mà Phật giáo được tiếp biến trong các nền văn hóa khác nhau”. 
uzbekistan (2).jpg
Sơ đồ điểm khảo cổ nơi bức bích họa được phát hiện
Địa điểm khảo cổ nằm gần biên giới với Afghanistan, không xa Bamiyan, nơi những pho tượng Phật khổng lồ bị lực lượng Taliban cực đoan phá hủy vào năm 2001 gây chấn động thế giới. 
Văn Công Hưng (theo Asahi Shimbun)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày