Ni sư nhấn mạnh giá trị tịnh khẩu trong tu thiền qua câu thơ của cố Đệ nhất Ni trưởng Huỳnh Liên từ bài Khẩu trong cưng tụng Tam bảo. “Họa tai vì miệng mà nên, Bệnh căn vì miệng mà truyền vào thân.”
Ni sư Thích nữ Hằng Liên nhấn mạnh giá trị tịnh khẩu trong tu thiền |
Trên phương diện y học chứng minh cho thấy, sự ảnh hưởng của thức ăn đưa vào cơ thể góp phần hình thành nên thể chất con người khỏe khoắn hay bệnh tật. Kinh nghiệm dân gian cũng thường nói: “ăn chậm, nhai kỹ, no lâu. Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày”. Một người tu tập nếu ăn uống thiếu chánh niệm, không chỉ tạo nên thân bệnh mà còn nuôi lớn tánh khí tham, sân của tâm.
Trên phương diện tu tập, chánh ngữ là nền móng của giới liên quan đến 4 yếu tố khẩu nghiệp: uy tín hay gian dối, hòa giải hay đâm thọc, yêu thương hay ác khẩu, chia sẻ hay thị phi. Lời nói chơn chánh mang tính thiện lành, nhưng ngược lại sẽ tạo ra hờn giận, oán trách cho người ta đến cả cuộc đời. Khẩu nghiệp là hạt giống quan trọng khởi tâm cho hành giả trong quá trình tu tập.
Tịnh khẩu là cách tốt nhất giúp thiền sinh đảm bảo vệ sinh, duy trì khí lực, nội lực hỗ trợ cho sự chuyển hóa nghiệp lực thân tâm. Một thiền sinh biết giữ yên lặng thực tập, khí lực sẽ cân bằng, tạo năng lượng cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, sự yên lặng rất dễ thu nhiếp nội tâm định tĩnh để tiến hành quán tuệ. Hành thiền theo lộ trình giới định tuệ, sẽ giúp chúng ta tu tập đúng pháp, biết duy trì chánh niệm trong đời sống hằng ngày, giảm bớt lỗi lầm, an yên và hạnh phúc.
Sau thời pháp thoại là phần vấn đáp, Ni sư giải thích cho thiền sinh về những khó khăn vướng mắc trên con đường tu tập nói chung và hành thiền nói riêng. Tùy vào từng câu hỏi, mỗi người có cơ hội mở mang thêm kiến thức về pháp học lẫn pháp hành để tinh tấn hơn.
Sau thời pháp thoại là phần vấn đáp. Tùy vào từng câu hỏi, mỗi người có cơ hội mở mang thêm kiến thức về pháp học lẫn pháp hành để tinh tấn hơn |