Phòng hộ để tránh khủng hoảng

GN - Chúng ta thường đề cập đến những thông tin xấu, được phát đi với động cơ nhằm bôi nhọ, gây ác cảm, làm giảm uy tín của một tổ chức, cá nhân mà ít khi xét nguồn gốc tự nội.

Có thể nói, mạng xã hội ra đời đã tác động, làm cho vị trí của lĩnh vực thông tin mang tính truyền thống bị ảnh hưởng đáng kể. Người ta không còn câu nói cửa miệng là báo này hay đài kia nói, mà chỉ quan tâm tới nội dung sự kiện, sự việc ở đâu, diễn ra như thế nào.

anh mh 1.jpg
Một cá nhân có thể “sản xuất trực tiếp” bản tin về một sự kiện, sự cố, sự việc như lũ ống, hỏa hoạn...

“Trong nhà chưa hay, ngoài đường đã tỏ”, với chiếc điện thoại di động thông minh và với tài khoản trên ứng dụng mạng xã hội nào đó, một cá nhân có thể “sản xuất trực tiếp” bản tin về một sự kiện, sự cố, sự việc như lũ ống, hỏa hoạn, tai nạn thảm khốc, đồng thời bày tỏ thái độ của mình…

Tùy tính chất của sự kiện, sự việc, sự cố trên, thông tin tuy thô nhưng vô cùng sống động, được truyền đi tức thì ấy, sẽ thu hút người quan tâm, chia sẻ có khi lên đến hàng triệu, chục triệu lượt. Mức lan tỏa cùng với tác động nhiều mặt của nó cũng sẽ trở nên khó lường.

Có người cho rằng những gì được truyền phát trên mạng xã hội là không quan trọng vì không chính thống. Quan niệm này đối với bối cảnh thông tin hiện nay được cho là không còn phù hợp.

Thông tin, dù bằng cách gì, đích đến vẫn là làm thay đổi nhận thức, cái nhìn, tình cảm của con người. Nếu lơ là những gì được lan truyền trên mạng xã hội thì đó cũng là cách tự cô lập, không phù hợp với tinh thần duyên sinh.

Tuy nhiên, nếu mất chánh niệm, thiếu sự tỉnh giác, đánh giá không đúng mức độ và tính chất của thông tin, theo đó sử dụng các biện pháp không phù hợp thì sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy, nói cách khác là tạo thêm sự rắc rối, phát sinh khủng hoảng.

Phương tiện luôn có hai mặt, nếu sử dụng đúng thì sẽ lợi lạc; nếu lạm dụng sẽ đem tới những điều không tốt lành. Thông tin cũng vậy, sự lợi - hại tùy thuộc vào kỹ năng, sự am hiểu vấn đề cũng như dụng ý của người dùng nó.

Khủng hoảng thông tin, trong bối cảnh này, không theo một nguyên tắc nào. Nó có thể được lan truyền chủ ý, trong một kế hoạch, từ bên ngoài; cũng có thể từ bên trong, ở một hành vi nhất thời của cá nhân, thậm chí có trường hợp kiểu như “ở trên trời rơi xuống”, không biết tại sao, theo dạng tin đồn…

Trong 3 ngày từ 10 - 12 tháng 9, Trung ương Giáo hội sẽ tổ chức khóa sinh hoạt hành chánh 2018 dành cho các tỉnh thành phía Nam, từ Quảng Trị trở vào. Được biết, Tăng sự và vấn đề thông tin hiện đại là những nội dung sẽ được đề cập trong chương trình hội nghị.

Tăng sự và thông tin là hai lĩnh vực có sự tương quan mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của Giáo hội trong nhận thức, cái nhìn, tình cảm của số đông. Trong thời gian qua, có nhiều vấn đề nảy sinh, Giáo hội cũng đã có sự quan tâm tới những thay đổi của xã hội tác động lên các lĩnh vực này.

Như tinh thần của giới luật, phòng hộ là điều quan trọng để tránh dẫn tới các hành vi phạm giới, Giáo hội cần có những điều chỉnh về phương hướng hoạt động, nội quy, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử có những ứng xử tránh vô tình tạo nên những khủng hoảng truyền thông. Vì khi đã khủng hoảng, dù xử lý tốt, vẫn để lại những vết thương, nhất là đối với thông tin - vấn đề nhận thức và tình cảm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày