Quảng Nam: Bế mạc Hội thảo khoa học Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh

Quang cảnh lễ bế mạc Hội thảo khoa học Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
Quang cảnh lễ bế mạc Hội thảo khoa học Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sau hai ngày tổ chức, trưa 4-3, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An), kết thúc phiên Hội thảo chủ đề “Văn chương - Tư tưởng”, Ban Tổ chức đã long trọng bế mạc Hội thảo khoa học "Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh - Lịch sử hình thành và phát triển".
Cung thỉnh chư tôn đức chứng minh lễ bế mạc
Cung thỉnh chư tôn đức chứng minh lễ bế mạc

Quang lâm chứng minh có Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Tín, Uỷ viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Tổ chức; Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Thọ Thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Ban Điều hành Thiền phái Chúc Thánh cùng chư tôn đức Tăng, Ni môn hạ thiền phái Chúc Thánh tại các tỉnh thành và hải ngoại,...

Hiện diện buổi lễ có PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN và các nhà nghiên cứu, nhân sĩ tri thức tham dự.

PGS.TS Chu Văn Tuấn đúc kết hội thảo sau 2 ngày làm việc
PGS.TS Chu Văn Tuấn đúc kết hội thảo sau 2 ngày làm việc

Phát biểu đúc kết hội thảo, PGS.TS Chu Văn Tuấn, đồng Trưởng ban Tổ chức nhận định: “Hội thảo là dịp Tăng Ni trong hệ phái sưu tầm tư liệu, hệ thống hoá những di sản vật thể, phi vật thể nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới. Đồng thời, đây là dịp nhìn lại những vấn đề khó khăn để có phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm giúp Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh tiếp tục ổn định, phát triển”.

Y và mão của Bồ-tát Thích Quảng Đức được giới thiệu tại hội thảo là bảo vật rất được quan tâm cần được bảo tồn
Y và mão của Bồ-tát Thích Quảng Đức được giới thiệu tại hội thảo là bảo vật rất được quan tâm cần được bảo tồn

Qua 5 phiên làm việc tại hội thảo, trong đó 3 phiên trình bày và thảo luận nội dung, các tác giả trình bày tham luận và trao đổi ý kiến đã tập trung vào các vấn đề trọng tâm như:

Làm rõ lịch sử hình thành, phát triển của Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh qua các giai đoạn lịch sử cũng như các vùng miền trong nước và hải ngoại.

Làm sáng tỏ về cuộc đời, đạo nghiệp, tư tưởng của Tổ sư Minh Hải-Pháp Bảo và các danh Tăng trong Thiền phái.

Những đóng góp về tư tưởng, di sản qua các tác phẩm, các tư liệu, hiện vật đang bảo tồn tại các tự viện… cũng như các phong trào chấn hưng Phật giáo.

Bộ luật “Sa-di luật nghi yếu lược tăng chú” niên đại năm Vĩnh Khánh thứ 4 (1732) do Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo in tại chùa Chúc Thánh, Quảng Nam là tư liệu Hán Nôm giá trị
Bộ luật “Sa-di luật nghi yếu lược tăng chú” niên đại năm Vĩnh Khánh thứ 4 (1732) do Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo in tại chùa Chúc Thánh, Quảng Nam là tư liệu Hán Nôm giá trị

Qua hội thảo, Ban Tổ chức đã có những đề xuất và kiến nghị: Tiếp tục sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn hiện vật; nghiên cứu thêm những giá trị vật thể và phi vật thể; đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để phát huy các giá trị của Thiền phái Chúc Thánh, và cần có trung tâm bảo tồn các hiện vật.

Hoà thượng Thích Hạnh Niệm đọc diễn văn bế mạc và cảm tạ

Hoà thượng Thích Hạnh Niệm đọc diễn văn bế mạc và cảm tạ

Kết thúc lễ bế mạc, Hoà thượng Thích Hạnh Niệm, Phó ban Tổ chức đã đọc diễn văn bế mạc và lời cảm tạ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày