Quảng Nam: Hơn 80 tham luận tại Hội thảo khoa học Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh

Tác giả Nguyên Cẩn trình bày đề tài “Sự phát triển của dòng thiền Chúc Thánh ở Sài Gòn – Gia Định và tổ đình Giác Nguyên”
Tác giả Nguyên Cẩn trình bày đề tài “Sự phát triển của dòng thiền Chúc Thánh ở Sài Gòn – Gia Định và tổ đình Giác Nguyên”
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 3-3, tại tổ đình Chúc Thánh (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) sau lễ khai mạc, các nhà nghiên cứu đã trình bày các tham luận trước hội thảo.
Ban Tổ chức trao giấy chứng nhận đến Hội đồng Chủ toạ
Ban Tổ chức trao giấy chứng nhận đến Hội đồng Chủ toạ

Theo đó, hội thảo nhận hơn 80 bài nghiên cứu chia làm 3 chủ đề gồm: Danh thắng – Kiến trúc với 20 tham luận; Nhân vật – Lịch sử có 30 bài viết; và nhóm Văn chương – Tư tưởng có 33 bài.

Ba chủ đề được các tác giả trình bày trong 3 phiên làm việc, đã có 19 tham luận được trình bày. Các bài tham luận đã làm sáng tỏ bối cảnh ra đời và phát triển của Thiền phái Chúc Thánh từ thời ngài Minh Hải - Pháp Bảo khai sáng đến nay.

Nhà nghiên cứu Nhật Cao Trần Đình Sơn trình bày tham luận
Nhà nghiên cứu Nhật Cao Trần Đình Sơn trình bày tham luận

“Kể từ khi thành lập đến nay đã hơn 300 năm, Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh vẫn luôn giữ vững tôn chỉ hành đạo mà Sơ tổ Minh Hải - Pháp Bảo đã xây dựng và nêu trong bài kệ truyền thừa nổi tiếng; toàn thể thiền phái luôn lấy giới luật làm đầu, tích cực nhập thế cứu đời trên tinh thần hộ quốc an dân, tuỳ duyên hành đạo, để lan toả tinh thần Phật giáo trong đời sống nhân dân”, PGS.TS.Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo nhận định.

Qua các bài nghiên cứu, các tác giả đã cho người nghe biết được những đóng góp của Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh đối với Đạo pháp từ những ngày đầu như góp phần ổn định Phật giáo Đàng Trong… và tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo, xây dựng ngôi nhà Phật giáo qua các thời kỳ, đào tạo Tăng tài; làm rõ hành trạng và những đóng góp của chư Tổ sư, các danh Tăng tiêu biểu trong các lĩnh vực như biên soạn kinh sách Phật giáo, văn học Phật giáo, các di sản Hán Nôm…

Chư Tăng lắng nghe hành trạng chư Tổ tại hội thảo
Chư Tăng lắng nghe hành trạng chư Tổ tại hội thảo

Bên cạnh đó, hội thảo lần này đã trình bày, giới thiệu các danh Tăng hiện đại được lưu xuất từ Thiền phái Chúc Thánh từ Bắc-Trung-Nam như: Hoà thượng Hành Trụ, Hoà thượng Bích Liên, Hoà thượng Khánh Anh, Hòa thượng Thích Quảng Đức, Hoà thượng Thích Trí Hải… và cư sĩ Phật giáo được chư Tăng Thiền phái Chúc Thánh thế độ như cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã có những công đức to lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo.

Thượng toạ Thích Như Tịnh trình bày chuyên đề về thư tịch Hán Nôm liên quan đến tổ sư Minh Hải-Pháp Bảo
Thượng toạ Thích Như Tịnh trình bày chuyên đề về thư tịch Hán Nôm liên quan đến tổ sư Minh Hải-Pháp Bảo

Theo nhà nghiên cứu Nhật Cao Trần Đình Sơn: “Cư sĩ Phật giáo được chư tôn đức Thiền phái Chúc Thánh thế độ, có những vị uyên thâm Phật học cũng như thế học đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Phật giáo. Chúng ta cần đánh giá, tôn vinh những công lao của quý vị đã đóng góp cho Phật giáo”.

Tác giả Nguyên Cẩn, Thành viên Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam đã khái quát sự phát triển dòng thiền Chúc Thánh ở Sài Gòn – Gia Định và giới thiệu về tổ đình Giác Nguyên.

Toàn cảnh buổi trình bày tham luận
Toàn cảnh buổi trình bày tham luận

Tại hội thảo, nghiên cứu sinh Lê Thọ Quốc đã thống kê và khái quát Di sản mộc bản Phật giáo Quảng Nam. Đây là di sản được xem là một phần di sản không thể thiếu trong văn hoá xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung.

Theo đó, kết quả khảo sát ở 9 địa điểm từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX với số lượng 272 ván khắc và 226 mặt khắc. Trong đó, nội dung bao gồm kinh, luật, luận, khoa nghi, trước tác, tranh đồ hoạ cổ. Theo tác giả, đây là nguồn tư liệu quý, cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hoá và tôn giáo của vùng đất xứ Quảng qua các thời kỳ lịch sử.

GS.Lê Mạnh Thát đúc kết phiên làm việc chủ đề "Nhân vật – Lịch sử"
GS.Lê Mạnh Thát đúc kết phiên làm việc chủ đề "Nhân vật – Lịch sử"

Tại phiên hội thảo, GS.Lê Mạnh Thát, chủ tọa đoàn nhận định đây là hội thảo về một vị Tổ rất đặc biệt, ngài là vị Tổ người Trung Quốc qua Việt Nam hành đạo, xuất kệ truyền thừa, tiếp Tăng độ chúng… Cả cuộc đời của ngài gắn liền với đất nước Việt Nam, chính vì vậy, việc làm sáng tỏ công đức của ngài là rất cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày