Triển lãm giao lưu văn hóa Phật giáo giữa Ấn Độ và Hàn Quốc

Đại sứ Hàn Quốc tại Ấn Độ Chang Jae Bok (giữa) cùng chư Tăng Ni dòng Jogye và các quan chức khác cắt băng khai mạc triển lãm
Đại sứ Hàn Quốc tại Ấn Độ Chang Jae Bok (giữa) cùng chư Tăng Ni dòng Jogye và các quan chức khác cắt băng khai mạc triển lãm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vừa qua, để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Ấn Độ, một cuộc triển lãm trao đổi văn hóa đặc biệt đã được tổ chức tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Delhi (NGMA).

Sự kiện này do đại sứ quán Hàn Quốc và Trung tâm văn hóa tại Ấn Độ tiến hành, với chủ đề “Cuộc hội ngộ với Hàn Quốc, Văn hóa Phật giáo truyền thống tại nơi đất Phật Ấn Độ”.

Nội dung của cuộc triển lãm chủ yếu xoay quanh những hình ảnh của lễ hội Yeondeunghoe. Ở Hàn Quốc, Yeondeunghoe là lễ hội đèn lồng được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày Đản sanh của Đức Phật. Theo tinh thần của Đại lễ Yeondeunghoe, thắp sáng một chiếc đèn lồng cũng giống như đem ánh sáng của trí tuệ vào trong tâm thức và hy vọng rằng năng lượng của từ bi và trí tuệ sẽ chữa lành mọi khổ đau trong cuộc đời. Khi truyền thống này của Hàn Quốc du nhập vào Ấn Độ, nó đã khiến cho nhiều người chú ý.

Những chiếc đèn lồng được trưng bày trong cuộc triển lãm tượng trưng cho các công trình kiến trúc linh thiêng như chiếc đèn lồng hình chùa đá Baekjangam, chùa Silsang-sa, chùa Geumsan-sa, v.v... Ngoài ra, một bộ sưu tập hình nộm giấy và những chiếc đèn lồng nhỏ trên tay cũng góp phần cho sự đặc sắc và phong phú của cuộc triển lãm.

Mô hình lồng đèn

Mô hình lồng đèn

Đại sứ Hàn Quốc tại Ấn Độ Chang Jae Bok cho biết: “Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc - Ấn Độ, Phật giáo và chương trình trao đổi văn hóa Phật giáo trở thành nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa hai quốc gia này. Kể từ khi du nhập vào Hàn Quốc vào thế kỷ thứ IV, Phật giáo đã trở thành một phần quan trọng và cốt lõi trong lối sống và văn hóa của người dân xứ sở Kim chi này. Vì vậy, đối với Hàn Quốc, Ấn Độ - quê hương của Đức Phật có một mối liên hệ tâm linh chặt chẽ”.

Tại triển lãm, người ta có thể chiêm ngưỡng nghệ thuật đặc sắc của cuộn tranh Phật giáo ‘Gwae Bul’, một biểu tượng điển hình của các nghi lễ Phật giáo truyền thống của Hàn Quốc; đèn lồng nổi bật tại buổi lễ Yeondeunghoe, một di sản phi vật thể được UNESCO công nhận cũng như nhiều tác phẩm nghệ thuật khác.

Kumar Tuhin, Tổng Giám đốc của Indian Council for Cultural Relations (ICCR), cho biết: “Cuộc triển lãm đã khiến cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc trở nên nổi bật hơn. Đồng thời, thông qua sự kiện này, sự gắn kết giữa hai quốc gia lại trở nên đặc biệt và quan trọng hơn bao giờ hết”.

Sự kiện này được tổ chức tại phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại quốc gia Delhi và được chủ trì bởi NGMA, Đại sứ quán của Hàn Quốc và tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc triển lãm hết thúc vào ngày 30-4-2023 vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày