Rải tâm từ tăng thêm phước đức

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1283 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1283 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Phước đức là chất liệu quan trọng nâng đỡ cuộc sống chúng ta. Người Phật tử tin sâu nhân quả , lấy phước đức làm nền tảng. Dân gian cũng đúc kết kinh nghiệm “có đức mặc sức mà ăn”.

Muốn có phước đức thì cần siêng năng tạo phước và vun bồi hạnh đức. Nhân duyên tạo phước vốn dĩ rất nhiều, luôn có mặt quanh ta. Có điều, con người do không biết cách tạo phước hoặc biết mà xem nhẹ không làm nên bỏ rơi nhiều cơ hội tích phước.

“Một thời Đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có ba phước nghiệp này. Sao gọi là ba? Thí là phước nghiệp, bình đẳng là phước nghiệp, tư duy là phước nghiệp.

- Sao gọi thí là phước nghiệp? Nếu có một người mở lòng bố thí Sa-môn Bà-la-môn, người bần cùng, người cô độc, người lang thang; ai cần thức ăn cho thức ăn, cần nước uống cho nước uống, quần áo, đồ ăn thức uống, giường chiếu, ngọa cụ, thuốc trị bệnh, hương hoa, ngủ nghỉ, tùy theo nhu cầu không gì luyến tiếc. Đây gọi là nghiệp phước bố thí.

- Sao gọi thí là phước nghiệp? Nếu có một người mở lòng bố thí Sa-môn Bà-la-môn, người bần cùng, người cô độc, người lang thang; ai cần thức ăn cho thức ăn, cần nước uống cho nước uống, quần áo, đồ ăn thức uống, gường chiếu, ngọa cụ, thuốc trị bệnh, hương hoa, ngủ nghỉ, tùy theo nhu cầu không gì luyến tiếc. Đây gọi là nghiệp phước bố thí.

Lại rải tâm từ trải khắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; tám phương trên dưới, trải khắp trong đó, vô lượng, vô hạn, không thể cùng, không thể tính kể; rải tâm từ này phủ khắp tất cả, mong cho được an ổn. Lại rải tâm bi, hỷ, xả trải khắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; tám phương trên dưới, tất khắp trong đó, vô lượng, vô hạn, không thể tính kể; rải tâm bi, hỷ, xả này tất khắp trong đó. Đó gọi là bình đẳng là phước nghiệp.

- Sao gọi tư duy là phước nghiệp? Ở đây, Tỳ-kheo tu hành niệm giác chi, y vô dục, y viễn ly, y diệt tận, y xuất yếu; tu trạch pháp giác chi, tu hỷ giác chi, tu khinh an giác chi, tu định giác chi, tu xả giác chi; y vô dục, y viễn ly, y diệt tận, y xuất yếu. Đó gọi tư duy là phước nghiệp.

- Như vậy Tỳ-kheo, có ba phước nghiệp này”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, chương Ba pháp, phẩm 21. Tam bảo, kinh số 2)

Theo lời Phật dạy, có ba phương diện chính yếu tạo ra phước đức. Trước hết là thí xả (thí phước nghiệp), kế đến là giữ giới và phát triển bốn tâm vô lượng (bình đẳng phước nghiệp), sau cùng phát huy trí tuệ hướng đến giác ngộ và giải thoát (tư duy phước nghiệp).

Đặc biệt ở pháp thoại này là tu tập bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả để tăng trưởng phước đức. Bốn tâm vô lượng này ai cũng có, ẩn tàng trong tâm nhưng bị phiền não che lấp. Chỉ cần mở lòng, rải tâm yêu thương đến khắp mười phương, mong cho tất cả đều an ổn, hạnh phúc, tốt đẹp. Khi lòng từ được nuôi lớn, cứu giúp được thực thi, hoan hỷ và xả buông đồng có mặt. Ngay đó, phước đức được đong đầy.

Yêu thương, cứu giúp trong niềm hoan hỷ và xả buông là những chất liệu quan trọng để thiết lập bình an cho mình và người. Bốn tâm này có mặt trong nhau nên chỉ cần yêu thương là mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp. Từ bi là một phẩm tính cao thượng, không chỉ hóa giải xung đột, hận thù mà còn mang đến nhiều phước báo. Vì thế, người con Phật muốn tăng trưởng phước đức cần phát huy từ, bi, hỷ, xả.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chiêm bái xá-lợi Đức Phật tại Bảo tàng Quốc gia New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: Quảng Điền/BGN

Xá-lợi của Đức Phật

GNO - Tôi được biết thông tin Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 do Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) và GHPGVN đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 6 đến 8-5-2025, có tôn trí xá-lợi của Đức Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ, cho các đại biểu và người dân chiêm bái...
Quan Âm nghìn tay nghìn mắt

Thiên thủ thiên nhãn Quán Âm

NSGN - Thiên thủ thiên nhãn Quán Âm là vị Bồ-tát có hình tướng đặc dị và ấn tượng nhất trong các đối tượng thờ tự trong tự viện Phật giáo. Chính đặc điểm này đã tạo nên một cảm nhận về công năng diệu dụng và oai lực huyền nhiệm đối với đông đảo Phật tử nên rất được tôn kính.

Thông tin hàng ngày