Sa thải 2 quan chức vì "tân trang" bích họa ở chùa

GNO - Tại Trung Quốc, vừa xảy ra vụ "trùng tu" những bức bích họa Phật giáo cổ xưa trong một ngôi chùa bằng cách vẽ những nhân vật trông giống như phim hoạt hình từ những huyền thoại Đạo giáo, báo cáo cho biết hôm thứ Ba (22-10), gây nên làn sóng phản đối trên mạng.

Bức tranh tường trước và sau khi trùng tu.jpg

Hình ảnh trước và sau khi "trùng tu"

Đây là ví dụ mới nhất của bảo tồn di sản gây tranh cãi ở Trung Quốc, nơi có nhiều cấu trúc cổ xưa đã bị phá hủy trong những thập kỷ gần đây, đôi khi được thay thế bản gốc bằng các bản sao.

Ngôi chùa ở Triều Dương, trong vùng đông bắc tỉnh Liêu Ninh, được xây dựng hơn 270 năm trước đây và những bức tranh tinh tế ban đầu còn tồn tại, mặc dù đổ nát, cho đến khi được "tân trang".

Những bức tranh mới được tô đậm, đơn giản hóa, và các đối tượng hoàn toàn khác hẳn, hình ảnh cho thấy.

Người sử dụng Internet Trung Quốc đã công kích các công trình trên tại tiểu blog Weibo của nước này, khi tạo nên các bức tranh mới "thậm chí còn tồi tệ hơn so với phim hoạt hình".

Các nhà chức trách du lịch chịu trách nhiệm về ngôi chùa đã thuê nhà thầu "đạt tiêu chuẩn" để thực hiện công việc bảo trì và những ảnh hưởng của các bức tranh là "thấp kém", theo News Express cho biết, trích dẫn lời của Li Haifeng, một quan chức chính quyền thành phố Triều Dương.

Hai quan chức đã bị sa thải sau vụ việc, tờ Global Times đưa tin, Li trích dẫn.

Có một ngôi tháp tại ngôi chùa này được thành lập vào triều đại nhà Liêu (916-1125), nhưng những bức tranh trong chánh điện lại được họa vào triều đại nhà Thanh.

Văn Công Hưng (Theo Agence France-Presse in Beijing)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày