Sắp triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết thư pháp - Ảnh: Làng Mai
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết thư pháp - Ảnh: Làng Mai
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đây là triển lãm sách và thư pháp đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Việt Nam sau những lần tổ chức thành công ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Mỹ, Đức, Pháp, Hồng Kông, Thái Lan...

Theo đó, triển lãm với chủ đề “Hương thơm quê mẹ” sẽ được mở cửa từ 10 đến 21 giờ các ngày từ 25-3 đến 5-4-2021, tại Nhà sách Hải An (2B Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM).

Ban tổ chức - Phan Books - cho hay, có hơn 145 đầu sách tiếng Việt và 100 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trưng bày trong triển lãm lần này.

Ngoài việc có thể tìm thấy đầy đủ nhất các trước tác của Thiền sư, khách tham quan còn được thưởng thức thiền ca, thiền trà và nghệ thuật thư pháp trong một không gian thư thái.

“Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về thực hành chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ về phong cách thư pháp của mình.

Theo Thiền sư, khi bắt đầu vẽ một vòng tròn, ngài thở vào và vẽ nửa vòng tròn trong khi thở vào, rồi tiếp tục thở ra và vẽ nửa vòng còn lại trong khi thở ra.

“Trong suốt thời gian vẽ vòng tròn, tôi cũng đồng thời ý thức rằng trong bàn tay này của tôi có bàn tay của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi tôi vẽ vòng tròn này thì cha, mẹ, ông bà tổ tiên và cả các vị thầy tâm linh của tôi cũng đang vẽ cùng tôi. Và vì chúng tôi cùng nhau vẽ vòng tròn này nên không hề có một cái ngã riêng biệt. Do vậy, chỉ vẽ một vòng tròn thôi nhưng ta có thể có được tuệ giác về vô ngã (anatta)”, Thiền sư nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày