“Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” trích từ kinh nào?

“Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” trích từ kinh nào?
0:00 / 0:00
0:00

GN - Câu kinh “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” do chính Đức Phật nói hay được suy diễn về sau trên cơ sở mỗi chúng sinh đều có Phật tánh và có khả năng trở thành bậc Giác ngộ? Nếu do chính Đức Phật nói thì được trích nguyên văn từ nguồn kinh tạng nào?

(THIỆN NHỰT, chihungl5...@gmail.com)

Bạn Thiện Nhựt thân mến!

Về câu kinh bạn hỏi, chúng tôi tìm thấy trong kinh tạng Phật giáo Bắc tông (Đại chính, tập 24, số 1484), Phật thuyết Phạm võng kinh Bồ-tát tâm địa phẩm:

“Các ông tân học Bồ-tát

Phải cung kính thọ trì giới!

Khi thọ trì giới nầy rồi

Nên truyền lại cho chúng sinh,

Lắng nghe ta đang trì tụng

Pháp Ba-la-đề-mộc-xoa

Là giới tạng trong Phật pháp.

Đại chúng lòng nên tin chắc:

Các người là Phật sẽ thành,

Ta đây là Phật đã thành.

Thường có lòng tin như vậy

Thời giới phẩm đã tròn vẹn

Tất cả những người có tâm

Đều nên nhiếp hộ Phật giới

Chúng sinh nào thọ Phật giới

Chính là vào hàng chư Phật”.

(Đời Dao Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập dịch từ Phạn sang Hán, HT.Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt)

Thiết nghĩ cũng nên nói thêm về một số đặc điểm của kinh Phật. Kinh điển Phật giáo trên thế giới hiện nay lưu xuất từ hai nguồn chính: Các nước thuộc Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) sử dụng kinh tạng Pali, các nước thuộc Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) sử dụng kinh điển với ngôn ngữ gốc là Sanskrit và được dịch sang tiếng Hán. Từ đây, hai hệ kinh điển này được dịch ra tiếng của mỗi quốc gia để đọc tụng, học tập và tu hành.

Thời Đức Phật Thích Ca tại thế kinh điển được truyền miệng, không ghi chép bằng văn tự. Khoảng gần 400 năm sau khi Phật Niết-bàn, kinh Phật mới được ghi chép bằng ngôn ngữ Pali và bảo lưu đến tận ngày nay. Đây là kinh tạng của Phật giáo Nam tông, được xem là nguyên thủy nhất, gần với lời Phật dạy nhất. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vẫn có sự thêm thắt, biên tập của người đời sau trong kinh tạng này.

Kinh tạng Phật giáo Bắc tông, ngoài bốn bộ A-hàm được kết tập đồng thời và phần lớn tương đương với kinh tạng Pali, còn khá nhiều kinh văn được trước tác rất muộn về sau (phần lớn trước tác tại Ấn Độ sau dịch ra tiếng Trung Quốc, một phần được trước tác tại Trung Quốc). Chính bản kinh Phạm võng nói trên dù tựa kinh ghi rõ “Phật nói kinh Phạm võng” nhưng các nhà nghiên cứu dựa vào văn bản học cho rằng lịch sử truyền dịch kinh không rõ ràng, có thể được trước tác vào cuối thời Lưu Tống (420-479) ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu chúng ta xác quyết câu kinh ấy là do chính Đức Phật nói, trong trường hợp đó là bản kinh hậu tác, thực sự cũng rất miễn cưỡng.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ (tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày