Tam tạng kinh điển là di sản văn hóa thế giới

GNO - Tuần qua, chính phủ Sri Lanka chính thức tổ chức kỷ niệm Tam tạng kinh điển (Tripitaka), bộ sưu tập kinh văn cổ giúp hình thành nên Phật giáo Nguyên thủy. Chính phủ nước này đã tuyên bố công nhận tuần lễ từ ngày 16 đến 23-3 là Tuần lễ kỷ niệm Tam tạng kinh điển.

Tripitaka.jpg


Kinh điển Phật giáo cổ ở Sri Lanka

Tháng 1 qua, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena tuyên bố Tam tạng kinh điển là di sản quốc gia của đất nước này. Tuyên bố mang lại sự bảo hộ luật pháp để đảm bảo rằng trong tương lai chỉ có hội đồng uyên bác, đủ năng lực được phép dịch hay chỉnh sửa các bản kinh văn.

Tam tạng kinh điển cổ ở Sri Lanka chứa 3 tạng: tạng kinh (sutta pitaka), tạng luật (vinaya pitaka), tạng luận (abhidhamma pitaka).

Theo tin từ HT Media, Tổng thống Sirisena cho biết: Tam tạng kinh điển được ngài Mahinda Thera mang tặng Sri Lanka. Món quà này được truyền miệng trước khi được ghi chép trên lá vào thế kỷ thứ 1 TCN, bản ghi chép này được sửa đổi và phát hành thành sách hoàn chỉnh vào năm 1956.

Trong các hoạt động đánh dấu tuần lễ này, nhiều sự kiện trên toàn thế giới được tổ chức để nâng cao nhận thức của con người hiện đại về tầm quan trọng của bộ kinh văn này.

Ngày 16-3, tổ chức Phật giáo Vihara London, Vương quốc Anh đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về tầm quan trọng của Tam tạng kinh điển như một di sản thế giới.

Vào ngày 23-3, ngày cuối cùng của chuỗi hoạt động kỷ niệm, một sự kiện quan trọng được diễn ra tại Kandy - Sri Lanka, đệ trình văn bản lên UNESCO để xem xét công nhận Tam tạng kinh điển Tripitaka của quốc gia này là di sản văn hóa thế giới.

Trần Trọng Hiếu (theo Lion’s Roar)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày