Tết đọc sách: 18 năm lưu giữ số Nguyệt san Giác Ngộ đặc biệt

0:00 / 0:00
0:00
GN - Mùa Vu lan cách đây 18 năm (2003), trong một dịp về TP.HCM, tôi được người bạn đưa đến ăn trưa ở quán chay trên đường Huỳnh Nhật Duật.

Trước khi ra về, bạn chọn cuốn sách (bày trên kệ ngay cửa quán) mua tặng tôi và bảo: số này khá hấp dẫn, đọc thấm thía lắm đấy.

Cuốn Nguyệt san Giác Ngộ được bạn đọc Nguyễn Tiến Đạt lưu giữ như "kỷ vật"

Cuốn Nguyệt san Giác Ngộ được bạn đọc Nguyễn Tiến Đạt lưu giữ như "kỷ vật"

Đó là Nguyệt san Giác ngộ Vu lan đặc biệt số 89, Phật lịch 2547, phát hành tháng 8-2003. Cuốn báo như một cuốn sách gồm nhiều bài viết rất hay, chứa đựng tâm can đạo hiếu, kết nối tâm linh với cuộc sống giữa dòng đời.

Tôi vừa xem vừa suy ngẫm, từ “Giới đức trong sáng là báo đáp tứ trọng ân” của Hòa thượng Thích Trí Quảng đến “Âm vang thiên đàng” của tác giả Nhật Chiêu; rồi “Người phụ nữ & đời sống tâm linh” do Diệu Tịnh dịch thuật, đến “Văn chiêu hồn nhìn từ văn hóa tâm linh Phật giáo” của tác giả Trần Nam Thắng… Tất cả đều toát lên triết lý sống, phân giải cặn kẽ ngọn nguồn, thu phục nhân tâm độc giả đến lạ thường.

Đặc biệt, khi đọc bài “Toàn trị & ngoại thuộc” viết nhân kỷ niệm 40 năm 1963 của tác giả Cao Huy Thuần, tôi vô cùng tâm đắc, bởi bài viết tổng quát tái hiện những sự kiện nổi bật ở miền Nam dưới chế độ đương thời. Hồi đó, qua báo chí cách mạng ở miền Bắc, tôi biết đến chiến tranh đặc biệt do Mỹ tiến hành giai đoạn 1961-1965, nhưng chi tiết về cuộc đảo chính lật đổ Diệm-Nhu và ảnh hưởng trái tim bất tử của ngọn lửa Bồ-tát Quảng Đức chấn động cả dư luận Hoa Kỳ thì nay qua tư liệu bài báo mới thực sự hiểu rõ một cách sâu sắc. Quả thật thú vị khi tác giả đề cập trong đoạn văn hơn cả một lời đối thoại chua chát: “Mỹ bảo phải có khả năng thành công thì mới ủng hộ; những người định đảo chánh thì cần Mỹ ủng hộ mới thành công”.

Cuộc đảo chánh nổ ra chiều 1-11-1963. Nhanh chóng, cả Sài Gòn ngã vào tay phe nổi dậy. Nhanh chóng, dinh ông Diệm bị bao vây.

“Ngày 1-11-1963 là một ngày hồ hởi của dân chúng. Đối với lịch sử, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, 1963 là năm bùng lên ngọn lửa, một sự kiện phi thường làm chấn động lương tri. Đối với Phật giáo, 1963 là trái tim, trái tim còn nguyên, không cháy, khi nhục thân Bồ-tát Quảng Đức thành tro. Trái tim đó không nói hận thù. Không nói winning the war. Nên nhắc lại điều đó để hiểu 1964, 1965 và về sau, để hiểu sự chống đối của các lực lượng chiến tranh đối với một phong trào không nói: winning the war”.

(Đoạn kết của bài “Toàn trị & ngoại thuộc”).

Đầu xuân Tân sửu 2021, tôi lấy cuốn báo quý đọc lại

Đầu xuân Tân sửu 2021, tôi lấy cuốn báo quý đọc lại

Mười tám năm đã trôi qua, đọc không biết bao nhiêu cuốn sách, đủ các loại văn phong, thể loại nghệ thuật, nhưng ấn tượng và thấm hiểu về bao la tình mẫu tử, tình phụ tử và lược thuật trung thực, khách quan một chương bi hùng của Phật giáo, một giai đoạn đầy biến cố lịch sử diễn ra trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, nay tôi vẫn lưu giữ Nguyệt san Giác Ngộ Vu lan đặc biệt số 89, Phật lịch 2547 như một kỷ vật quý giá, với kỳ vọng truyền lại mãi cho con cháu mai sau tiếp cận.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày