Thẩm định các hiện vật từ việc tượng Phật cổ bị nhân bản

GNO - Bảo tàng Quốc gia Gyeongju đã quyết định tái thẩm định 2.600 tác phẩm - là hiện vật văn hóa bị thu giữ từ người Nhật sau khi Hàn Quốc độc lập.

Quyết định này được đưa ra sau khi bức tượng Phật giáo thời Bắc Ngụy bị thu giữ được tìm thấy đã được nhân bản dưới thời chế độ thực dân Nhật Bản (ảnh).

buctuong.jpg

Yoo Byung-ha, giám đốc viện bảo tàng cho biết: "Chúng tôi dự định điều tra và kiểm tra số lượng các bản sao di vật do người dân trong khu vực tư nhân thực hiện dưới thời thuộc địa trong số các di vật bị thu giữ. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra xem các bản sao đã được sử dụng vào thời điểm đó như thế nào". Vì vậy, viện bảo tàng đã xem xét điều tra toàn bộ vật bị tịch thu với các chuyên gia bên ngoài.

Bảo tàng xác nhận rằng bức tượng Phật Bắc Ngụy là một bản sao sau khi phân tích nội dung của bức tượng trong bộ sưu tập bị thu giữ sau khi Hàn Quốc độc lập.

Trong bài báo gần đây về phân tích các hiện vật phỏng theo dưới thời thuộc địa Nhật Bản, nhà bảo trợ Jeon Hyo-soo cho biết bức tượng Phật trong bức ảnh đen trắng do nhà khảo cổ Nhật Bản Ryūzō Torii thực hiện tại quận Hongseong, tỉnh Nam Chungcheong, năm 1915 giống hệt với bức tượng ở Bảo tàng Quốc gia Gyeongju. Bức tượng trong bức ảnh, thuộc sở hữu của một thẩm phán Nhật Bản sống ở Hongseong, hiện đã bị mất.

Một phần thú vị là bức tượng Phật giáo thời kỳ Bắc Ngụy cũng thuộc sở hữu của một viện bảo tàng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Dòng chữ sau cũng được khắc trên vòng hào quang phía sau của bức tượng: "Một cặp vợ chồng sống ở Bắc Kinh đã tạo ra một bức tượng vào ngày 10 tháng 6 năm 525 để cầu mong đất nước và thế giới ổn định và mong cho ước muốn của mọi người được thực hiện rộng rãi".

Từ đó cho thấy rằng vợ chồng này đã làm một bức tượng trong khi ít nhất ba bức tượng đã được phát hiện. Jeon nói: "Rõ ràng là bức tượng trong bảo tàng Trung Quốc hay bức tượng trong bảo tàng Gyeongju là một bản sao. Sự tồn tại của bức tượng ban đầu vẫn chưa được xác định".

Văn Công Hưng (theo The Dong-A Ilbo)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tổ đình Vạn Thọ (Q.1) với cờ, hoa đầy sắc màu soi bóng bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: Quảng Đạo

[Ảnh] Phật đản về trên các tự viện Q.1 và Q.8

GNO - Lễ đài Phật đản với cờ, hoa, băng-rôn, biểu ngữ đầy sắc màu được các tự viện trên địa bàn Q.1 và Q.8 thiết trí nhằm kính mừng ngày Đản sanh của Đức Phật cũng như tạo nên không khí vui tươi trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Phật giáo quan trọng này.

Sắc màu Phật đản đặc trưng ở thiền môn xứ Huế cổ kính - Ảnh: QĐ/BGN

[Ảnh] Phật đản về trên cố đô Huế

GNO - Đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ, lễ đài tại Quốc tự Diệu Đế - nơi cử hành lễ Mộc dục trước khi rước Phật đản sanh và lễ đài tại tổ đình Từ Đàm - nơi cử hành Đại lễ Phật đản của GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, các công tác thiết trí đã và đang được hoàn thành một cách chu đáo, tỉ mỉ.

Thông tin hàng ngày