Thay thế biểu tượng cho các ngôi chùa trên bản đồ

GNO - Biểu tượng Phạn cổ đánh dấu cho những ngôi chùa trên bản đồ Nhật Bản tiếp tục lan rộng những nhầm lẫn giữa các du khách phương Tây.

Những hình chữ Vạn có thể bị xóa khỏi bản đồ Nhật Bản sau khi một cuộc điều tra cho thấy hầu hết khách du lịch gắn nó với... phát xít Đức thay vì những ngôi chùa Phật giáo.

anh chu van.jpg


Biểu tượng chữ Vạn được dùng trên bản đồ Nhật Bản để chỉ cho chùa chiền

Biểu tượng chữ Phạn cổ xưa này đã được sử dụng để biểu thị các công trình tôn giáo từ lâu trước khi bị chiếm dụng bởi chế độ phát xít, và tiếp tục lan rộng nhầm lẫn giữa các du khách phương Tây đến Nhật Bản.

Điều đó đã thúc đẩy cơ quan du lịch của nước này công bố kế hoạch cập nhật bản đồ của họ, thay thế chữ Vạn với hình ảnh thông thường của một ngôi chùa có 3 tầng.

Nhưng đề nghị này đã gây khó chịu ở một vài nơi, với một kêu gọi tìm hiểu về Nhật Bản đối với khách du lịch nhằm được thông tin tốt hơn về lịch sử của các quốc gia mà họ đến thăm.

"Chúng tôi đã sử dụng biểu tượng này trong hàng ngàn năm trước khi nó được đưa vào lá cờ của Đức Quốc Xã, vì vậy tôi tin rằng sẽ tốt hơn khi chúng ta giữ nó trên bản đồ và yêu cầu người khác hiểu được ý nghĩa thực sự của nó", Makoto Watanabe, một chuyên gia thông tin liên lạc tại Đại học Hokkaido Bunkyo, nói.

"Tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại một mục đích tốt nếu người nước ngoài nhìn thấy biểu tượng, hỏi xem nó có ý nghĩa gì và có nguồn gốc từ đâu.

"Điều đó có thể giúp loại bỏ một số những ấn tượng tiêu cực liên quan đến manji", ông nói thêm, khi đề cập đến thuật ngữ tiếng Nhật của biểu tượng.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy chữ H, chỉ một khách sạn, đang gây ra vấn đề bởi vì nó được sử dụng ở những nơi khác để đánh dấu bệnh viện trên bản đồ.

Adolf Hitler đã thiết kế lá cờ trở nên đồng nghĩa với chế độ của ông - lá cờ màu đỏ với một vòng tròn trắng và hình chữ vạn màu đen - vào năm 1920 như là một biểu tượng của "chiến thắng của người Aryan", ông viết trong Mein Kampf.

Và trong khi biểu tượng đã gắn kết nhiều người ở phương Tây với chế độ phát xít, thì ở các nơi khác của thế giới từ lâu nó đã được sử dụng như một dấu hiệu thiêng liêng và tốt lành.

Cho đến ngày nay, nó vẫn tiếp tục được sử dụng bởi những kẻ cực đoan để biểu thị thiên hướng chính trị của họ.

Ở Nhật Bản, nơi mà biểu tượng được gọi là manji, có thể được sử dụng để đại diện cho con số 10.000 và đã được sử dụng từ thời Trung cổ bởi một số dòng họ như gia huy của họ.

Văn Công Hưng (Theo The Telegraph)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày