Câu nhận định đó thuộc về “lẽ đương nhiên”, theo tinh thần Phật giáo: sanh-trụ-dị-diệt. Nhưng, đằng sau con số ấy chính là sự thật về những bất ổn trong an ninh lương thực ở những vùng đất xưa nay vốn rất nghèo như châu Phi (do điều kiện đất đai, khí hậu, dân trí…).
Nghĩ để chúng ta đừng quên trong “ngôi nhà chung” này, nếu một nơi nào đó bất ổn thì cũng ảnh hưởng đến toàn thể. Còn theo tinh thần từ bi của đạo Phật thì trước nỗi đau đói khát - chết chóc của đồng loại thì mình không thể làm ngơ, như một người vô cảm (tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”).
Thêm vào đó, cơn bão “chiếm lấy phố Wall” ở Mỹ đã lan sang nhiều nơi ở Âu châu, Á châu là một điều đáng suy nghĩ về bất ổn tài chánh-kinh tế, đồng nghĩa với những bất ổn khác, trong đó có bất ổn tinh thần đang bủa vây nhân loại.
Người tu Phật, trước ngưỡng cửa của những bất ổn, biến động không lường ấy thiết nghĩ cần phải tu giỏi hơn để ít nhiều hiến tặng cho đất mẹ và đồng loại bình yên nơi tâm hồn, để nhìn sâu hơn về những nỗi khổ đau kia chắc chắn không ngoài sự bất ổn nơi tâm con người: bắt đầu từ lòng tham, từ dục vọng… Bởi, nhất thiết duy tâm tạo!
Bức tranh nhân loại - Ảnh minh họa