Thiền sư Nhất Hạnh được tôn vinh với giải "Hòa bình nội tâm”

GNO - Quỹ Hòa bình Schengen và Diễn đàn Hòa bình Thế giới vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua việc trao tặng giải thưởng Hòa bình Luxembourg (Luxembourg Peace Prize) năm 2019.

Buổi lễ vinh danh diễn ra tòa nhà Quốc hội châu Âu ở Luxembourg hôm 14-6 vừa qua.

TNH.jpg

Thông tin về Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên trang nhà Luxembourg Peace Prize

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao giải ở lĩnh vực “Hòa bình nội tâm” (Inner Peace), một trong 10 lĩnh vực liên quan tới hòa bình của Luxembourg Peace Prize (Báo chí vì hòa bình, Hỗ trợ hòa bình, Nghệ thuật vì hòa bình, Tổ chức hòa bình, Giáo dục hòa bình, Nhà hoạt động hòa bình, Công nghệ hòa bình, Hòa bình môi trường, Tiến trình hòa bình, Hòa bình nội tâm).

7624751f765f9f01c64e.jpg

Thầy Chân Pháp Hữu, một trong những học trò của Thiền sư đại diện nhận biểu tượng của giải thưởng

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về quê nhà từ tháng 10 năm ngoái và có ý nguyện tịnh dưỡng tại đây nên đã ủy thác cho học trò nhận giải thưởng vinh dự này.

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà lãnh đạo tinh thần, nhà thơ và nhà hoạt động hòa bình toàn cầu, được tôn kính trên khắp thế giới vì những bài pháp thoại đầy thuyết phục và những cuốn sách bán chạy nhất về chánh niệm và hòa bình. Giáo lý quan trọng của Thiền sư là với chánh niệm, chúng ta có thể học cách sống hạnh phúc trong hiện tại, đây là cách duy nhất để thực sự có được bình an trong tự thân và trên thế giới”, Quỹ Hòa bình Luxembourg ca ngợi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày