Tiêm trộn vắc-xin Pfizer và Moderna - giải pháp tình thế

Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc-xin Covid-19 của Moderna tại một điểm tiêm chủng ở TP.New York, Mỹ - Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc-xin Covid-19 của Moderna tại một điểm tiêm chủng ở TP.New York, Mỹ - Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Hiện các cơ quan y tế thế giới chưa đưa ra khuyến nghị chính thức về việc tiêm trộn hai loại vắc-xin mRNA, song một số nước coi đây là giải pháp tình thế để đẩy nhanh chiến lược chủng ngừa Covid-19.

Từ tháng 6, tiêm trộn vắc-xin Covid-19 được xem như một phương pháp tạm thời giúp giải quyết vấn đề hạn chế nguồn cung. Nhiều thảo luận nổ ra kể từ khi Đại học Oxford công bố nghiên cứu cho thấy tiêm kết hợp hai loại vắc-xin của AstraZeneca và Pfizer sẽ tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Một số chuyên gia đề xuất có thể tiêm trộn vắc-xin Pfizer và Moderna. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đều chưa đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc tiêm trộn hai vắc-xin này.

Do nhu cầu không cấp bách, hiện có ít nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn khi tiêm chung vắc-xin Pfizer và Moderna. Song nhiều quốc gia coi đây như giải pháp tình thế nếu nguồn cung bị thiếu hụt.

Tháng 6, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng (NACI) của Canada cập nhật hướng dẫn cho phép sử dụng kết hợp vắc-xin mRNA và Pfizer, do cả hai đều dựa trên công nghệ mRNA.

"Người đã tiêm liều đầu tiên vắc-xin mRNA (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) nên được tiêm cùng loại vắc-xin trong liều thứ hai. Nếu vaccine cùng loại không có sẵn, có thể thay thế bằng một vaccine khác cũng sử dụng công nghệ mRNA", NACI hướng dẫn.

Tuy nhiên, giới chức y tế báo cáo nhiều người Canada từ chối tiêm vắc-xin Moderna ở liều hai nếu liều đầu tiên đã tiêm Pfizer, vì lo ngại tiêm trộn không đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tiến sĩ Kashif Pirzada nhận định: "Nếu nhìn vào cấu trúc vắc-xin, chúng giống hệt nhau về mọi mặt, luôn phản chiếu lẫn nhau".

Theo hướng dẫn tiêm chủng của CDC Mỹ, "chưa đủ dữ liệu để kết luận về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vaccine mRNA". Cơ quan này cho rằng người dùng nên được tiêm cùng loại vắc-xin theo đúng thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, CDC Mỹ cũng hướng dẫn: "Trong các tình huống ngoại lệ mà vắc-xin mRNA tiêm liều đầu không có sẵn hoặc không còn sử dụng được, có thể sử dụng bất cứ loại vắc-xin mRNA nào khác, miễn là các liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Trong các tình huống tạm thời không có cùng loại vắc-xin mRNA, tốt nhất là nên trì hoãn liều hai để nhận cùng một sản phẩm, hơn là tiêm trộn sản phẩm khác".

CDC Mỹ cũng khuyến nghị người dùng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai vắc-xin mRNA trong liều tăng cường (liều thứ ba).

"Đối với người đã tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna (cho hai liều đầu), nên sử dụng cùng loại trong liều thứ ba. Một người không nên nhận quá ba liều vắc-xin mRNA. Nếu loại vắc-xin cho hai liều đầu không có sẵn, có thể sử dụng vắc-xin mRNA khá để thay thế", theo hướng dẫn của CDC Mỹ.

Trước đó, nhiều quốc gia và các nhà khoa học công bố bằng chứng về việc tiêm trộn vắc-xin AstraZeneca và Pfizer.

Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, tiêm trộn liều một vắc-xin AstraZeneca với liều hai vắc-xin Pfizer hoặc Moderna đem lại "hiệu quả cao". Kết luận này tương đồng với hàng loạt nghiên cứu trước đó, đồng thời củng cố dự định tiêm trộn vắc-xin của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và nhiều nước trên thế giới.

Trong khi đó, dược sĩ Sabina Vohra-Miller, làm việc tại Toronto, cho biết vắc-xin Pfizer và Moderna có cách thức huấn luyện hệ miễn dịch "rất giống nhau", cả hai đều nhắm vào protein S của nCoV. Kháng thể giữa hai lần tiêm sẽ "phản ứng chéo rất tốt", bà nói thêm.

Theo tiến sĩ Lynora Saxinger, Đại học Alberta, khả năng nhiều người Canada sẽ cần tiêm vắc-xin tăng cường trong tương lai, nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ biến thể nCoV nguy hiểm.

Cuộc thảo luận về tiêm trộn vắc-xin Covid-19 nổ ra trong bối cảnh biến thể Delta lây nhiễm nhanh, có thể né tránh miễn dịch, hiện chiếm ưu thế toàn cầu. Nghiên cứu gần đây của Public Health England (PHE) cho thấy vắc-xin Pfizer hiệu quả 88% ngừa triệu chứng Covid-19 khi tiếp xúc biến thể Delta hai tuần sau liều thứ hai, giảm so với 93% ở biến thể Alpha.

Hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vắc-xin, song lợi ích rõ ràng nhất trước mắt là về hậu cần trong thời điểm nguồn cung thiếu hụt.

Việt Nam cũng cho phép tiêm mũi hai là vắc-xin Pfizer cho người đã tiêm mũi một là vắc-xin AstraZeneca nếu thiếu nguồn cung và người được tiêm đồng ý. Trong bối cảnh thiếu vắc-xin, hiện TP.HCM định áp dụng tiêm trộn vắc-xin Pfizer cho người đã tiêm mũi một là vắc-xin Moderna. Bộ Y tế chưa có khuyến cáo nào về việc này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày