Tọa đàm vương triều Nguyễn đối với di sản Phật giáo

Buổi tọa đàm diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế
Buổi tọa đàm diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vương triều Nguyễn có một số vị Quốc vương không chỉ hộ trì Phật giáo mà còn phát tâm quy y Tam bảo, thọ tại gia Bồ-tát giới và hành trì kinh luật một cách thành tâm, miên mật.

Công đức ấy, cho đến hôm nay, vẫn còn lưu dấu trên các minh văn bia ký, mộc bản, điển tịch cổ, hoành phi đối liễn và nhiều loại hình di sản Phật giáo, hiện vẫn còn bảo lưu trong các ngôi chùa từ miền Trung đến tận vùng cực Nam của đất nước.

Với chủ đề “Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo” được Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế kết với Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tại Huế tổ chức tọa đàm khoa học sáng 15-1-2021, tại Trung tâm Liễu Quán, 15A Lê Lợi, thành phố Huế.

Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu

Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu

Buổi tọa đàm đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quý vị nhân sĩ trí thức tham dự.

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Thượng tọa Thích Không Nhiên cùng các nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Phan Đăng, Nguyễn Xuân Hoa, Trần Đại Vinh, Trần Đình Hằng, Bửu Nam… đã trình bày các chuyên đề liên quan đến Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo.

Các nhà nghiên cứu phát biểu tham luận

Các nhà nghiên cứu phát biểu tham luận

Sau hơn 3 giờ, tọa đàm đã lắng nghe 13 bài trình bày và phát biểu thảo luận với các đề tài như: Các đời chúa Nguyễn với Phật giáo; Di sản Phật giáo - một nội dung trọng tâm nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế; Đặc điểm đạo Phật ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn; Những đóng góp của Hoàng triều và dòng họ Nguyễn Phước cho di sản Phật giáo Huế; Một văn bản độ điệp thời nhà Nguyễn; Phật giáo An-nam tông/ Annamnikaya của Đàng Trong ở Thái Lan thế kỷ XVII-XVIII…

Tọa đàm thu hút đông đảo nhà nghiên cứu tham dự
Tọa đàm thu hút đông đảo nhà nghiên cứu tham dự

“Trong phạm vi giới hạn của buổi tọa đàm, chắc chắn chưa thể khắc họa rõ nét, tường tận, công đức hộ trì Phật giáo của Vương triều Nguyễn - bao gồm các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn về sau. Với tiến trình trải dài hơn 360 năm, tọa đàm chỉ là bước khời đầu đặt nền móng cho những hội thảo về sau, theo từng chủ đề chuyên biệt, bắt đầu cho chuổi sinh hoạt khoa học để đi sâu hơn trong tiến trình nghiên cứu về di sản và lịch sử dân tộc”, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế kết luận.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày