TP.HCM: Lễ dâng y Kathina tại chùa Candaransi

Phật tử tác bạch dâng y Kathina đến chư Tăng chùa Candaransi
Phật tử tác bạch dâng y Kathina đến chư Tăng chùa Candaransi
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 20-10 (18-9-Giáp Thìn), tại chùa Candaransi đã diễn ra lễ dâng y Kathina sau ba tháng An cư kiết hạ của chư Tăng theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer.
Hòa thượng Danh Lung thuyết pháp đến Phật tử

Hòa thượng Danh Lung thuyết pháp đến Phật tử

Hòa thượng Danh Lung, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Candaransi đã có thời thuyết pháp đến Phật tử nói về ý nghĩa dâng y Kathina, các yếu tố để thành tựu việc dâng y.

Sau thời thuyết pháp, Phật tử đã nhiễu y ba vòng quanh chánh điện, sau đó là nghi thức tác bạch dâng y, chư Tăng thực hiện nghi thức Tăng sự giao y và thọ y.

Tại chùa Candaransi có gần 30 chư Tăng an cư, bắt đầu kỳ an cư vào ngày 16-6-Giáp Thìn và kết thúc an cư vào ngày 16-9-Giáp Thìn. Theo truyền thống, sau ba tháng an cư mùa mưa, là lễ dâng y Kathina, mang một ý nghĩa, thể hiện tín tâm của người Phật tử trong việc hộ trì Tăng đoàn.

Đại diện gia đình thí chủ dâng lời tác bạch cúng dường y Kathina

Đại diện gia đình thí chủ dâng lời tác bạch cúng dường y Kathina

Nghi thức hành Tăng sự giao y

Nghi thức hành Tăng sự giao y

Khóa lễ chúc lành đến Phật tử

Khóa lễ chúc lành đến Phật tử

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày