TP.HCM mùa giãn cách: Những đoàn xe hướng về phương Nam

 Người dân huyện Chư Păh (Gia Lai) với những chuyến nông sản hỗ trợ TPHCM
Người dân huyện Chư Păh (Gia Lai) với những chuyến nông sản hỗ trợ TPHCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Mùa bão lũ, người TP.HCM gọi nhau cùng hỗ trợ miền Trung. Mùa dịch bệnh, người miền Trung lại chung lòng gửi gạo cá mắm muối ủng hộ TP.HCM. Cái tình của người người nước Việt chưa bao giờ đứt đoạn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Có lẽ, không một dân tộc nào, dù còn muôn vàn khốn khó, dù còn muôn vàn vấn đề phải lo, nhưng khi đồng bào trong cơn hoạn nạn, tất cả lại cùng nhau hợp lực để đẩy lùi thiên tai, dịch họa. Sẽ chẳng ai có thể phủ nhận rằng người Việt vô cùng đoàn kết và yêu thương nhau trong những tai ương mà thiên tai giáng xuống, hay những hoạn nạn của dịch bệnh ở thời điểm này.

Những nông sản của lực lượng quân đội được mang đến cho người dân TP.HCM với giá 0 đồng - Ảnh Tôi Yêu Sài Gòn

Những nông sản của lực lượng quân đội được mang đến cho người dân TP.HCM với giá 0 đồng - Ảnh Tôi Yêu Sài Gòn

Cuối năm 2020, khi thiên tai dồn dập đổ xuống khúc ruột miền Trung, những chiếc loa tay trong những con hẻm ở TP.HCM đều đặn hằng ngày, hàng giờ liên tục phát ra những câu nói: “Tía má chúng ta ở miền Trung đang bị lũ lớn lắm, bà con chúng ta ai có ít góp ít, có nhiêu góp nhiêu để giúp tía má chúng ta ở miền Trung...”.

Và rồi, cô Tám bán vé số cũng góp, chú Năm đạp xích lô cũng góp, chị Bảy bán cà phê dạo cũng góp chút đỉnh gửi ra miền Trung. Người làm nghề nào cũng góp, từ người có điều kiện tới những gánh hàng rong, từ công chức tới người buôn gánh bán bưng, tất thảy đều hướng về miền Trung.

Giờ đây, TP.HCM giãn cách 2 tuần, các tỉnh thành phía Nam cũng đang lao đao vì dịch bệnh, con số F0, hay F1, F2 tăng dần từng ngày. Đồng bào cả nước vẫn đang hằng ngày lo lắng và dõi theo TP.HCM trong tiếng thở dài thắt ruột qua tin tức được cập nhật mỗi ngày.

Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống mỗi người, nhất là những người lao động nghèo. Người bán vé số, đạp xích lô, buôn bán vỉa hè... vô cùng khó khăn.

Trên các trang mạng, các hội nhóm mạng xã hội đã và đang rầm rộ những lời kêu gọi ủng hộ phương Nam, ủng hộ các tỉnh thành đang quay quắt vì dịch bệnh như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… Như ở Quảng Bình đang diễn ra chương trình góp cá gửi vào phương Nam của CLB du lịch Quảng Bình, bữa sáng của tỉnh đoàn Quảng Bình gửi vào tuyến đầu chống dịch.

Người dân TP.HCM nhận được nông sản - Ảnh Tùng Lâm

Người dân TP.HCM nhận được nông sản - Ảnh Tùng Lâm

Từng người từng người, từng nhà, từng hội, ngành, đoàn thể như Thanh niên, Hội Phụ nữ, Người Cao tuổi… nhiều địa phương ở miền Trung lại phát động quyên góp rau củ quả, sản vật từng thôn bản, từng xã phường, từng làng biển hưởng ứng.

Lúc đó người Jrai, Ba Na, Ê Đê ở Tây nguyên cũng tìm cách góp, bà con Quảng Nam vùng nông thôn cũng góp chút ít bí đao, bí đỏ, người vùng biển cũng tìm cách góp con cá, con cua.

Lâm Đồng gửi gấp 55 tấn nông sản, Đắk Lắk, Đắk Nông cũng hàng chục tấn. Để làm gì? Để phụ giúp thêm các bếp ăn từ thiện, những khu trọ công nhân, những người lao động nghèo có thêm cơ hội bữa ăn trong vùng phong tỏa.

Những hội nhóm mạng xã hội, những nghiệp đoàn vận tải bắt tay nhau để cùng hướng về phương Nam. Nhiều người đã lập những đội xe bán tải phản ứng nhanh phục vụ miễn phí nhu cầu vận chuyển thuốc thang, hàng hóa, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch, vận chuyển nhu yếu phẩm tiếp tế cho các địa điểm cách ly, chở người bệnh... trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Hàng chục, hàng trăm tấn nông sản, nhu yếu phẩm từ khắp nơi được bà con gom góp gửi người TP.HCM chống Covid-19 với mong muốn đỡ đần đồng bào lúc nguy khó vì một lí do đơn giản, bởi TP.HCM đã từng nặng tình...

Trên những hẻm nhỏ của những phố phườngg phương Nam, người người gửi gạo, người người nấu cơm, người người phát cơm, người rửa rau, vo gạo, gọt trái cây… ai nấy đều tất bật thực hiện công việc của mình trong không khí tươi vui, thân tình.

Cứ thế, hàng ngàn, hàng chục ngàn suất cơm được đưa đến tận tay những người lao động nghèo, những người khó khăn. Dù con số đó là ít ỏi so với hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nơi đây. Nhưng đó là tấm lòng của tất cả, để không ai bị đói, không ai thiệt thòi trong cuộc chiến chống dịch bệnh còn dài này.

Phương Nam đang bước vào đợt dịch với quy mô chưa từng có, khó khăn chồng chất nhưng với tinh thần cả nước chống dịch chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho quỹ phòng chống Covid.

Nhiều cụ già gom góp lương hưu và tiền con cháu biếu dưỡng già, nhiều em bé đập lợn để ủng hộ Chính phủ dập dịch. Hết thảy đều mong không chỉ phương Nam, mà cả nước nhanh chóng vượt qua dịch bệnh để tiếp tục phát triển hơn.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày