Trao giải cuộc thi “Đạo Phật trong trái tim tôi”

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 24-5, tại chùa Quán Sứ, Cổng thông tin Phật giáo VN thuộc Ban Thông tin - Truyền thông T.Ư đã tổ chức công bố và trao giải cuộc thi “Đạo Phật trong trái tim tôi”.

Phát biểu tại lễ trao giải, Thượng tọa Thích Gia Quang, Trưởng ban Thông tin - Truyền T.Ư cho biết, trong những năm qua, cổng thông tin đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, lan tỏa các giá trị cao đẹp của Phật giáo tới bạn đọc. Cuộc thi “Đạo Phật trong trái tim tôi” dành cho mọi đối tượng, chư tôn đức Tăng Ni, đạo hữu, Phật tử và những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài nước.

Cuộc thi được tổ chức với mục đích khích lệ tinh thần tìm hiểu đạo Phật trong xã hội, cộng đồng Phật tử, nâng cao hiểu biết về kiến thức Phật pháp; lan tỏa, tôn vinh và giữ gìn những giá trị truyền thống nhân văn - nhân bản của Phật giáo.

Thượng tọa Thích Gia Quang phát biểu khai mạc

Thượng tọa Thích Gia Quang phát biểu khai mạc

Kể từ khi phát động cuộc thi (2-11-2022) đến ngày 30-4-2023, Ban Tổ chức đã nhận được gần 800 bài viết với các thể loại khác nhau, trong đó có tác giả tham gia nhiều nhất là 5 tác phẩm.

Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm và thống nhất chọn 6 tác phẩm để trao giải: 1 giải Nhất: 20 triệu đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải 10 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải 6 triệu đồng.

Các tác giả nhận giải thưởng

Các tác giả nhận giải thưởng

Giải Nhất được trao cho tác giả Quảng Phương, với tác phẩm "Tu nhà". Hai giải Nhì được trao cho tác giả Lưu Đình Long với tác phẩm “Con đã gặp Đức Phật từ vô thỉ kiếp đến bây giờ” và tác giả Nguyễn Thị Kim Ngọc với tác phẩm “Thả trôi những sợ hãi, muộn phiền và bất mãn của đời người”.

Các tác phẩm được giải Ba: “Viếng tổ đình Viên Minh, nơi bậc chân tu hoá đạo” - Trần Ngọc Hà; “Viết cho mẹ và con” - Trần Thị Minh và “Lạy Người, con đã về” - Dương Thị Kim Yến.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày