Trên 700 Phật tử về thiền viện Trí Đức Ni tu học

GNO - Sau nửa năm gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19, hôm qua, 14-6, trên 700 Phật tử, trong đó có đạo tràng những người khiếm thị đã về thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni (Long Thành, Đồng Nai) tu học một ngày.

Phattu 3.jpg


Giờ hành thiền của Phật tử
- Ảnh: Chánh Hùng Lực

Tại đây, các Phật tử được chư Ni hướng dẫn tụng giới, sám hối 6 căn, thiền tọa, thiền hành trong buổi sáng. Buổi chiều, sau giờ chỉ tịnh, Phật tử vân tập nghe Ni sư Thích nữ Hạnh Chiếu, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni giảng về kinh Kim Cương.

Trong bài giảng, Ni sư liên hệ dịch bệnh Covid-19 với những thống khổ của bệnh đau, chết chóc, chia lìa... là một sự nhắc nhở cho mỗi người con Phật. Theo Ni sư, được thở những hơi thở bình thường là một hạnh phúc mà nhiều người không nhận ra, cho đến khi chúng ta được... trợ thở bằng ô-xi trong bệnh viện.

Ni sư mong các Phật tử nhận diện sự thật các khổ, vô thường để trở về tự tánh sáng suốt, an trú hiện tại. Vị Ni giảng sư được nhiều Phật tử kính mến đã dí dỏm nói về "khoanh vùng" tham sân si để trị tam độc như cách đối trị dịch bệnh thành công ở Việt Nam.

Mặc dù dịch bệnh đã không còn lây lan trong cộng đồng được 2 tháng nhưng tại khóa tu, thiền viện vẫn chu đáo chuẩn bị mỗi người một khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn cho thiền sinh trong tinh thần ngăn ngừa dịch bệnh, trong đó có Covid-19.

Sau thời pháp, HT.Thích Nhật Quang, Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm đã chủ trì khóa lễ quy y Tam bảo cho các thiện nam tín nữ phát tâm thọ trì Tam quy Ngũ giới.

Phattu 2.jpg


Lễ quy y tại chánh điện Trúc Lâm Trí Đức Ni - Ảnh: Chánh Hùng Lực

Trước đó, ngày 31-5, thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai) cũng tổ chức khóa tu học định kỳ hàng tháng cho Phật tử với thời khóa tương tự do chư Tăng của Thiền phái Trúc Lâm hướng dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày