Trở lại Thiên Ấn

Giác Ngộ - Một sáng cuối xuân, trời còn đậm hơi sương, tôi theo chân đoàn Phật tử phía Bắc xứ Quảng về thăm lại nơi lưu dấu ấn Tổ sư, Thiên Ấn cổ tự - vùng đất thiêng của con người Quảng Ngãi! Nơi đó có mái chùa cổ kính rêu phong, những ngôi bảo tháp sừng sững, uy nghi, nơi linh khí núi Ấn, sông Trà hội tụ, ôm ấp nhục thân của các vị Tổ, tất cả đã gìn giữ chốn non xanh lịch sử này…
wwwQN (1).JPG

Trở lại Thiên Ấn

Cảm nhận của người phương xa khi đặt bước chân đầu tiên xuống nền đất úa vàng đó là màu của thời gian, xô giạt bốn mùa. Ngồi trên ô tô chạy theo con đường uốn lượn, cây cối chập chùng, dưới dòng sông Trà Khúc hiền hòa dâng tặng cho con người hơi mát và phù sa để vun bồi màu xanh cho thiên nhiên núi Ấn. Từng nắm đất nơi đây mang sinh khí đất trời chừng như nén trong mình từng hạt li li - thứ năng lượng hân hoan, an lạc… Những đổi thay theo thời gian, nơi đâu cũng vươn nhánh, khoe cành, những lớp vỏ cây sần sùi no nê linh khí, thêm một chút gió thoảng nhẹ những cành biếc đu đưa theo nhịp mõ trong chùa, lắc lư chuyển vọng cùng tiếng chuông thần (theo truyền thuyết, mỗi khi tiếng chuông Thiên Ấn ngân vang hai bên dòng Trà Khúc, tất cả đều nghe thấy). Sự sắp đặt của thiên nhiên, hồn thiêng sông núi và sự mầu nhiệm của chốn Tổ trật tự, ngăn nắp theo một cách tự nhiên. Xa xa, tiếng chổi khua ban chiều của các chú tiểu quét dọn nơi thiền môn cho trong ngoài thật đẹp, theo nếp xưa truyền dạy: quét rác cũng là một cách thực tập dọn dẹp tâm mình...

wwwQN (2).JPG

Phật tử trẻ lạy Phật tại Thiên Ấn

HT.Thích Hạnh Lạc, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi, bậc tôn túc am hiểu nhiều về Thiên Ấn có một kết luận về đất và người: “Núi Ấn, sông Trà là vùng địa linh của Quảng Ngãi, từ vùng đất ấy đã sản sinh ra tính cách con người ngay thẳng, sâu sắc, thủy chung mà giỏi giang đến lạ thường…”.

  Anh Ngọc Thảo, một cư sĩ hiện đang đóng góp sức mình cho Phật giáo Quảng Ngãi chia sẻ: “Những đổi thay của Thiên Ấn căn bản là nơi tâm người hậu thế đã thấm nhuần mưa pháp, gắng làm rạng danh tiên tổ, gìn giữ nơi đây thành một vùng sinh thái có một không hai của con người. Đồng thời là nương theo dòng tâm linh cửa Phật, sự tiếp nối dựng xây ấy với ước mong trong một tương lai không xa Khu di tích lịch sử và chùa Thiên Ấn sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch”.

Và đây, những đôi nam nữ đang dâng hương khấn nguyện, họ cùng dạo bước dưới tán cây già, nơi đây là chốn bình yên, cơ hội để lánh xa những ồn ào dưới kia! Người trẻ hôm nay có cách bồi dưỡng tâm trí: họ đưa nhau đến Thiên Ấn để tìm giây phút an lạc, tự tại và hòa mình cùng đất trời, sông núi bao la.

wwwQN (3).JPG

Tháp Tổ Pháp Hóa

wwwQN (4).JPG

Thời gian trôi đi, vũ trụ có sự biến thiên song giữa nơi chốn linh khí nguyên thủy này, người ta có cảm giác thời gian lắng đọng, mọi thứ đã hun đúc nên một cảnh quan thanh thoát, diệu kỳ. Mạng mạch đạo nguồn của dân tộc sẽ chảy mãi, trào dâng, đem lại cho cuộc sống con người khoảng không, lắng đọng - một tâm thế hết sức cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Trộm nghĩ nếu biết chung tay gìn giữ thì Thiên Ấn ngàn xưa sẽ còn lưu dấu đến ngàn sau, theo bóng đổ thời gian...  

“Núi Ấn, sông Trà là vùng địa linh của Quảng Ngãi, từ vùng đất ấy đã sản sinh ra tính cách con người ngay thẳng, sâu sắc, thủy chung mà giỏi giang đến lạ thường…”.   

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày