Trở về với bình an

GNO - Những đợt trao đổi văn hóa giúp nhiều thanh niên châu Phi trải nghiệm cuộc sống tại Thiếu Lâm tự...

Đúng 4 giờ sáng, tại khách sạn Dengfeng , tỉnh Henan, một người nữ môn sinh người Nigeria 32 tuổi, Peace Emezue, thức dậy với lời hô vang “jihe”! Nửa tiếng sau, dù vẫn còn buồn ngủ, cô có mặt tại tiền sảnh để cùng19 thanh niên Phi châu khác, tất cả mặc áo tràng lam và giày Thiếu Lâm.

shaolin (1).jpg

Tụng niệm trước khi dùng trưa tại chùa Thiếu Lâm - Ảnh: Xiang Mingchao

Họ đi thành hai hàng để di chuyển 15 phút vào chùa. Đây là lộ trình 6 ngày một tuần khi họ thực tập sống như một nhà sư Thiếu Lâm. Được kiến lập vào thế kỷ thứ V, ngôi chùa gắn liền với các môn võ nổi tiếng của Trung Quốc, đặc biệt là công phu Thiếu Lâm.

Những lớp học buổi sáng bắt đầu với các “môn sinh” này là thấp tùng các nhà sư tiến hành các khóa lễ tụng niệm, một dịp để quan sát và trải nghiệm đầy năng lượng cho chính họ.

Như chính tên của cô ấy, Peace cho biết cô có nhiều dịp tiếp cận với những phút giây tĩnh lặng.

“Khi tôi đến chùa Thiếu Lâm, tôi thật sự ngạc nhiên vì cuộc sống ở đây an lành và đơn giản”, cô nói. “Nhưng nó có một chút khó khăn - các buổi học sáng là các bài tập nặng. Chúng tôi rèn luyện mỗi ngày trừ Chủ nhật. Đây là lối sống tôi chưa từng trải qua, nhưng tôi đang dần làm quen với nó”.

shaolin (2).jpg

Ng'usila Manlidi Shabani, từ Tanzania, tập luyện các thế võ tại chùa Thiêu Lâm - Ảnh: Xiang Mingchao

shaolin (3).jpg

Các sinh viên khởi động trước các buổi học - Ảnh: Xiang Mingchao

Nhằm tăng cường giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và châu Phi, Bộ Văn hóa phát động chương trình “Những lớp học Công phu Thiếu Lâm đối với các môn sinh châu Phi”. Tháng vừa qua, chiêu sinh 20 sinh viên đến từ Tanzania, Ethiopia, Mauritius, Uganda và Nigeria. Khóa học kéo dài 3 tháng.

Peace là một trong ba nữ môn sinh của đợt này. Hai nữ môn sinh kia là người châu Phi gốc Hoa đến từ Mauritius. Là một nhà vô địch karate, Peace được chọn vào chương trình bởi chính quyền địa phương để thúc đẩy phụ nữ tại Nigeria luyện tập võ thuật, đặc biệt là công phu Thiếu Lâm.

“Người nữ cũng thích võ thuật và văn hóa Trung Quốc, tôi sẽ trở về, dạy những phụ nữ ở quê nhà làm thế nào để thực tập thiền và các động tác của võ Thiếu Lâm cũng như các bài tập thở”, cô nói.

“Kể từ khi tôi đến đây, khóa huấn luyện thực sự làm tôi mạnh mẽ, đặc biệt là chân tôi, bởi vì chúng tôi phải thường xuyên chạy và leo núi”.

Wang Yumin, trưởng văn phòng đối ngoại của chùa Thiếu Lâm cho biết, rất nhiều người nước ngoài bị cuốn hút bởi Thiếu Lâm vì danh tiếng của công phu và Phật giáo.

Shi Yanbo, một bậc thầy về công phu của chùa Thiếu Lâm cho biết nhiều môn sinh đã trải qua các môn võ khác hoặc từng học các thế võ từ phim ảnh, nhưng theo họ dường như chưa thấy đủ. Võ Thiếu Lâm là một cội nguồn trong văn hóa, thầy nói.

Vì thế các sinh viên phải học thiền và giáo lý đạo Phật để định hướng trong mọi hành động. Để giúp họ tăng thêm hiểu biết công phu Thiếu Lâm, các sinh viên cũng được học các khóa về ngôn ngữ Trung Quốc.

shaolin (4).jpg

Sinh viên học tiếng Trung Quốc chùa Thiếu Lâm - Ảnh: Xiang Mingchao

Zhang Lifei, thầy giáo người Mandarin của nhóm, cho biết vì 20 môn sinh châu Phi không nói cùng ngôn ngữ, họ phải được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm một vài người có thể nói tiếng Anh và giúp những người còn lại.

“Tôi có thể nói một chút tiếng Pháp”, Peace nói. “Thông qua việc giải thích, tôi giúp các bạn có thể hiểu những gì các thầy đang dạy”.

Khi các lớp học ngôn ngữ và văn hóa buổi sáng kết thúc, các sinh viên cùng dùng trưa chính thức tại chùa với các nhà sư và bắt đầu bằng một nghi lễ Phật giáo.

Một trong các nhà sư bước ra khỏi nhà ăn với một chén cơm nhỏ. Sau khi gõ vào chiếc bảng, thầy đặt cơm trên một hòn đá để cúng thí cho tất cả loài hữu tình, trong khi đó các nhà sư khác và sinh viên tụng niệm và chắp tay cho đến khi có một tiếng gõ bảng nữa báo hiệu bắt đầu bữa trưa.

Tất cả họ đều ăn trong im lặng.

“Cuộc sống trong chùa Thiếu Lâm dễ thương và yên bình không thể tưởng. Đó một thế giới thật sự không có nhiều bận rộn”, Peace cảm nhận.

“Tôi tìm thấy sự bình an trong tâm hồn ở đây và sự bình an cho chính bản thân mình. Tôi sẽ hướng dẫn cho nhiều người làm thế nào để có được điều đó”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày