Trung Quốc: Lễ hội văn hóa trà Thiền

Trung Quốc: Lễ hội văn hóa trà Thiền
(GNO): Ngày 8-9, lễ hội văn hóa trà thiền đầu tiên được tổ chức tại chùa Tanzhe ở Bắc Kinh. Lễ hội kéo dài 60 ngày thu hút rất nhiều du khách để giúp mọi người hiểu biết thêm về những nét đặc trưng của văn hóa trà thiền đã hiện hữu trên đất nước Trung Hoa hơn 1.000 năm qua.

Liu Junxian, một chuyên viên văn hóa trà thiền giải thích: “Lễ hội trà thiền được dùng để phát huy tính giác ngộ của người con  Phật và thể hiện chân lý của Phật giáo.”

Nghệ thuật uống trà là một phần lịch sử của chùa Tanzhe, có từ triều đại Tây Tấn (265-316). Lúc bấy giờ, chư tăng hái trà trên núi phía sau chùa, phơi khô rồi chế biến thành trà. Trà giúp chư tăng tỉnh táo hơn trong thời gian hành thiền và đã trở thành một phần của các hoạt động hàng ngày của đời sống tu viện.

Một thầy ở chùa Tanzhe nói với phóng viên của tờ Global Times: “Người Trung Hoa cho rằng Thiền và Trà có cùng một hương vị. Trà thiền tại chùa Tanzhe phản ánh nhiều tư tưởng thiền Phật giáo. Thiền là một yếu tố rất quan trọng trong đạo Phật. Người Phật tử tin rằng thiền là con đường để đạt đến giác ngộ và khi hai trong các yếu tố quan trọng của thiền là chánh niệm và tập trung, một tâm hồn trong sáng và thanh tịnh được đòi hỏi. Trà có hương vị đắng tính mát lạnh giúp làm yên tĩnh tâm hồn. Việc uống trà không chỉ làm hài lòng nhu cầu của chư tăng tỉnh táo trong thời gian hành thiền mà còn giúp cho họ thảnh thơi trong tâm trí.”

Thiền Phật giáo cũng luôn đề cao sự đơn giản, một lối sống căn bản và tự nhiên. Chư tăng xem các thú vui và việc hưởng thụ trong cuộc sống không giá trị bằng việc rèn luyện tâm và làm phồn vinh cho cuộc sống. Những yếu tố đơn giản của trà đòi hỏi không đam mê vào danh lợi và hưởng phú quý, mà sống với đời sống thanh đạm và yên tĩnh tâm hồn.

Theo thiền học Phật giáo, giác ngộ không chỉ xuất hiện ở những người đã tĩnh thức. Bạn phải đạt được trạng thái tĩnh thức với những nỗ lực chính mình. Văn hóa trà thiền ở chùa Tanzhe là mô hình thu nhỏ của văn hóa trà thiền Trung Quốc. Người ta nói rằng việc phát triển văn hóa trà thiền và sự truyền bá chánh pháp có tương quan lẫn nhau trong lịch sử trung Quốc.

Jinghui, một thiền sư ở chùa Bailin, tỉnh Hebei nói: “Điều quan trọng của Văn hóa trà thiền ở Trung Quốc có thể được tóm tắt trong bốn từ ‘Liêm khiết, chính trực, hài hòa và tao nhã’, các chức năng của văn hóa trà thiền là biết cám ơn, biết chia sẻ, tha thứ với người khác và kết bạn. Đó là tinh thần của thiền học, là  lý do tại sao trà và thiền có tương quan mật thiết với nhau trong sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc.”

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày