Chiều ngày
Toàn cảnh Lễ khai mạc
Đến tham dự các lễ hội có chư sơn Trưởng lão, chư Tôn đức như: Trưởng lão Căn Thông - Phương trượng chùa Sùng Thiện kiêm Phó chủ tịch Hội viên tư vấn Hiệp hội Phật giáo TQ; Trưởng lão Hộ Ba Long Trang Uyễn Nạp Tây Lợi - Trụ trì chùa Tổng Phật, Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc; Pháp sư Giác Tỉnh - Phương trượng chùa Ngọc Phật Thượng Hải, Phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ kiêm Ủy viên Hiệp thương Chính trị toàn quốc; Pháp sư Tâm Trừng - Phương trượng chùa Kim Sơn - Tiêu Sơn, tỉnh Giang Tô, kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ; Pháp sư Đạo Từ - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo núi Phổ Đà, kiêm Phó hội Trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ; Lạt Ma Lạc Tang Tát Mộc Đan - Trụ trì Ung Hòa Cung, Bắc Kinh kiêm phó thư ký Hiệp hội Phật giáo TQ; Pháp sư Hoằng Độ - Chủ nhiệm bộ Giáo vụ Hiệp hội Phật giáo TQ; Ông Vương Kiện - Thư ký trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc ...
Ông Vương Kiện - Thư ký trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ, đại biểu Trưởng lão Truyền Ấn - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo TQ, trao tặng bức thư pháp "Ứng Mộng Tuyết Đậu", nhân tuần lễ Văn hóa Di Lặc
Về phía Chính quyền nhà nước có các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể đến tham dự như: Ông Tề Hiểu Phi - Phó Cục trưởng Cục Tôn giáo Quốc gia; Ông Ba Âm Triều Lỗ (dân tộc Mông Cổ) - Bí thư Đảng ủy thành phố Ninh Ba kiêm Ủy viên Thường ủy Đảng ủy tỉnh Chiết Giang; ông Vương Kiến Mãn - Phó tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang; ông Thang Lê Lộ - Bộ Trưởng Bộ Thống Chiến Đảng ủy tỉnh Chiết Giang v.v... và các ca sĩ nổi tiếng Cao Thắng Mỹ, Hoàng An; MC Trần Dung - người dẫn chương trình nổi tiếng đài truyền hình Thượng Hải cùng nhiều quan khách thuộc các giới danh lưu trong xã hội đến tham dự lễ hội.
Pháp sư Giác Tĩnh - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải
Pháp sư Giác Tỉnh - Phương trượng chùa Ngọc Phật Thượng Hải, Phó Hội trưởng kiêm đại biểu Hiệp hội Phật giáo TQ nói lời chúc mừng cho sự tổ chức thành công lễ Văn hóa lần này. Pháp sư nói: Lễ hội "Văn Hóa Di Lặc" mỗi năm tổ chức một lần và hiện nay, đã trở thành tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo tại Phụng Hóa, có ý nghĩa quan trọng và tác dụng tích cực trong công cuộc khai thác những điểm ưu tú thuộc truyền thống văn hóa dân tộc Trung Hoa; đề xướng quan niệm hài hòa, truyền thừa văn hóa trong tinh thần hòa mục, đoàn kết tín chúng trong và ngoài nước, hướng dẫn thích hợp sự tương ưng giữa tôn giáo và sự nghiệp xã hội, phát huy nhân sĩ và quần chúng trong giới Tôn giáo của một xã hội với nền kinh tế đang trên đà phát triển.
Ông Nhung Tuyết Hải - Bí thư đảng ủy thành phố Phụng Hóa
Đầu tiên, ông Nhung Tuyết Hải - Bí thư đảng ủy thành phố Phụng Hóa phát biểu, ông nói: Lễ hội văn hóa Di Lặc năm nay, thành phố Phụng Hóa lợi dụng ưu thế đợt triển lãm thế giới, sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng, và tổ chức một cách huy hoàng sôi động. Nhờ lễ hội này, thúc đẩy ngành du lịch phát triển, khiến cho danh tiếng thành phố Phụng Hóa ngày thêm khởi sắc, đồng thời xây dựng một phẩm phái của đô thị mới, để góp phần làm nổi bật nền văn hóa Di Lặc và văn hóa địa phương độc đáo nơi Phụng Hóa.
Ông Tề Hiểu Phi - Phó Cục trưởng Cục Tôn giáo Quốc gia phát biểu cảm tưởng
Trong lời phát biểu của ông Tề Hiểu Phi - Phó Cục trưởng Cục Tôn giáo Quốc gia, có một đoạn nói về quê hương của Hòa thượng Bố Đại - hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Ông nói, Phụng Hóa có cội nguồn lịch sử văn hóa Di Lặc rất sâu đậm, đây chính là kho tàng trân quý và là nguồn tài nguyên độc đáo chiếm nhiều ưu thế của TP Phụng Hóa. Mấy năm gần đây, Phụng Hóa rất chú trọng đến việc khai quật, chỉnh hợp nền văn hóa Di Lặc, để xây dựng Đạo tràng Di Lặc Phụng Hóa và kiến tạo Ngũ đại danh sơn Phật giáo. Đồng thời, lợi dụng môi trường văn hóa đặc biệt của Phụng Hóa và nguồn tài nguyên văn hóa Di Lặc, để tích cực khai triển sự giao lưu nền văn hóa Phật giáo đối ngoại, và đã liên tục đạt được nhiều sự tiến triển mới mẻ. Lễ hội văn hóa Di Lặc tổ chức tại Thành phố Phụng Hóa - nơi hoằng pháp và viên tịch của ngài Bố Đại Di Lặc lần này, là quán triệt đầy đủ về sự phát triển khoa học, hoằng dương tinh thần tiến thủ và lý niệm về hạnh từ bi, khoan dung, lạc quan của ngài Di Lặc, để phát huy tích cực nền văn hóa Phật giáo trong một vai trò thực tiễn, xây dựng đất nước xã hội ngày thêm hài hòa và giàu mạnh.
Vũ nhạc "Ứng Mộng Tuyết Đậu"
Sau phần nghi thức khai mạc là buổi trình diễn văn nghệ đặc sắc, qua lời người dẫn chương trình Trần Dung - một MC nổi tiếng của đài truyền hình Đông Phương, Thượng Hải. Với nhiều tiết mục như hợp ca, hợp tấu, hợp múa vũ điệu "Thiên Thủ Quan Âm" v.v... của anh chị em văn nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Đại Lục và Đài Loan. Những lời diễn ngâm ca múa này, cũng như sự kết hợp của âm nhạc Phật giáo truyền thống và hiện đại, họ diễn xuất rất tự nhiên và thành kính. Đồng thời buổi ca ngâm diễn tấu này, thay cho lời chúc tụng tốt đẹp hài hòa yêu thương giữa người và người đến với toàn thể nhân dân Phụng Hóa.
Pháp hội khai quang tượng Di Lặc bằng ngọc phỉ thúy
Sau cùng, long trọng cử hành “Pháp hội Khai quang, Lạc thành tôn tượng đức Di Lặc bằng ngọc phỉ thúy” lớn nhất thế giới và pháp hội Truyền Đăng.
Thiên cổ Lôi âm
Vào lúc 23 giờ 59 phút, đồng hồ đã gõ 12 tiếng, khi tiếng cuối cùng vừa dứt thì chư sơn Trưởng lão đã "Khai quang", lúc này đúng 0 giờ ngày 17, tượng Phật Di Lặc bằng ngọc phỉ thúy hiện ra trước mặt mọi người. Trên lễ đài, từng chùm pháo hoa rực rỡ nổ dòn tan tua tủa lên không trung, rồi ngắm nhìn tôn dung ngài Di Lặc với nét mặt tươi cười hoan hỉ, với cái bụng to tướng hàm nghĩa bao dung, sự thân thiết nói không cùng tận ai nấy cũng đều vui mừng. Giờ phút thiêng liêng này như nhắc nhở mọi người nên "Nhẫn một chút thì gió yên sóng lặng, nhượng đôi phần thấy biển rộng trời cao" (Nhẫn nhất thời phong bình lãng tịnh, nhượng tam phân hải khoát thiên không).
Vương Kiến Mãn - Phó tỉnh trưởng tỉnh Triết Gia
Ông Ba Âm Triều Lỗ (dân tộc Mông Cổ) - Bí thư Đảng ủy thành phố Ninh Ba kiêm Ủy viên Thường ủy Đảng ủy tỉnh Chiết Giang tuyên bố khai mạc
Ông Trương Văn Kiệt - Thị trưởng thành phố Phụng Hóa, chủ trì nghi thức khai mạc
Hải chúng vân tập
Tôn tượng Di Lặc bằng ngọc phỉ thúy
Hợp ca "Hòa thượng Bố Đại - Nụ cười vĩnh hằng"
Tượng Phật Di Lặc bằng ngọc phỉ thúy lớn nhất toàn cầu này, hiện tọa lạc tại chùa Tuyết Đậu như góp phần vẽ lên nền văn hóa Di Lặc núi Tuyết Đậu (Tp Phụng Hóa) TQ, một nét bút mới với màu sắc tươi đậm. Trong những âm thanh của lời khen ngợi, và từng tràng vỗ tay kéo dài không dứt, như nói lên sự thành tựu rực rỡ của nền văn hóa Phật giáo Phụng Hóa.
Chiều 17, Pháp hội cầu phước Truyền Đăng tiếp tục được long trọng cử hành tại chùa Nhạc Lâm - thành phố Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang.
\