Trung tâm A Di Đà Châu Phi nuôi dưỡng trẻ bất hạnh

GNO - Huệ Lễ, một nhà sư đến từ Đài Loan, đang nuôi dạy hàng ngàn đứa trẻ bất hạnh ở một số nước Nam Phi. Chúng đang lớn lên tại Trung tâm chăm sóc A Di Đà Phật (Amitofo Care Centers - ACCs). Nhiều trẻ ở ACCs đến từ những ngôi làng xa xôi và trở thành trẻ mồ côi sau khi cha mẹ của chúng chết vì HIV/AIDS. Vì chỉ còn một mình nên các em thiếu sự chăm sóc về thực phẩm và sức khoẻ. Quan sát tình hình này ngay từ chuyến thăm lục địa đen vào năm 1992, Pháp sư Huệ Lễ đã quyết định thành lập ACCs, bao gồm các trại trẻ mồ côi, trường học và các phòng khám để cung cấp sinh kế cần thiết cho những đứa trẻ đó.

ACCs3.jpg

Trẻ em ở ACCs tham dự khóa tu

Các nguyên tắc hướng dẫn nằm trong cốt lõi của ACCs dựa trên nền văn hoá châu Phi, văn hoá Trung Hoa và triết học Phật giáo. Các em cũng học tiếng Trung Quốc như là một phần của chương trình học của mình, để giúp bảo đảm một tương lai. Ngôn ngữ Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới ngày nay, và việc học tiếng Trung Quốc có thể cung cấp cho trẻ em phương tiện để có được một công việc tốt và để chấm dứt nghèo đói.

Pháp sư Huệ Lễ là một người ủng hộ Phật giáo nhân bản, một phong trào tôn giáo mới bắt nguồn từ Phật giáo Trung Quốc và là một trong những thành viên sáng lập Trường Cao đẳng Phật giáo Phi Châu, đã đào tạo hơn 500 tu sĩ từ Congo, Madagascar, Malawi, Mozambique, Nam Phi, Tanzania và Zimbabwe.

"Tôi thực sự biết ơn Pháp sư Huệ Lễ và những người đã đóng góp tích cực cho việc truyền bá Phật giáo ở châu Phi. Vì nó không chỉ cho tôi một cơ hội học tập và thực hành những giáo lý sâu sắc của Đức Phật, mà còn cho phép nhiều học viên khắp châu Phi học Pháp", thầy Ben Xing, một nhà sư trưởng thành từ ACCs ở Malawi, nói. "Phật giáo vẫn cần sự hỗ trợ nhiều hơn của những người tiên phong địa phương, những người hiểu giáo lý và các khái niệm của Phật giáo ở mức độ sâu hơn và có thể truyền bá cho những người khác".

ACCs1.jpg

Hô chuông tại ACCs

ACCs đầu tiên đã được thành lập ở Malawi cách đây 12 năm và bây giờ có 500 trẻ. Các ACCs cũng đã được mở tại một số nước châu Phi khác, bao gồm Burkina Faso, Gambia, Lesotho, Namibia, Swaziland và có kế hoạch mở cửa nhiều hơn nữa trong khu vực. Những ACCs bao gồm ký túc xá cho trẻ em và thanh thiếu niên, trường mẫu giáo, trường dự bị, thư viện, trung tâm y tế, trung tâm đào tạo nghề, trung tâm tôn giáo, trung tâm đào tạo kung fu, và nhiều hơn nữa. Không phải tất cả các trung tâm đều có trường trung học, ví dụ như trung tâm ở Swaziland, do đó, các em sẽ đi học ở một trường trung học khác trong khu vực. Các ACCs có liên quan đến 2 tổ chức từ thiện: Hiệp hội Văn hoá và Chăm sóc Yuan Tong và Hiệp hội Điều hành ACCs châu Phi, liên tục tổ chức và quản lý các hoạt động của ACCs. Phần lớn ngân sách cho các trung tâm (70%) đến từ các nhà tài trợ ở Hồng Kông, Malaysia, Singapore và Đài Loan.

Các ACCs được tổ chức như một "gia đình lớn" hoặc "làng trẻ em". Nhóm 16-20 trẻ em ở cùng nhau, sống dưới một mái nhà với một bảo mẫu và một giáo viên giữ trẻ. Những người lớn này quản lý nhà cửa và chăm sóc trẻ em.

Cho đến nay, các ACCs đã nhận nuôi khoảng 8.000 trẻ em sống tại các trung tâm này cho đến lúc chúng được 18 tuổi, khi chúng đi học đại học hoặc sang học nghề khác. 26 học viên từ trung tâm Malawi hiện đang học tại các trường đại học ở Đài Loan, và theo dự báo, các trung tâm ở Lesotho và Swaziland, đã vận hành trong 5-6 năm qua, sẽ có số lượng tương tự.

ACCs2.jpg

Thực tập thiền tập

Thông qua chương trình "nhà tài trợ", mọi người có thể hỗ trợ trẻ em về tài chính trong suốt chương trình học trung học và đại học. Tháng 8 năm ngoái, một vài nhà tài trợ phụ huynh ở Malaysia đã có dịp gặp gỡ những đứa trẻ mà họ tài trợ khi chúng đến Malaysia để tham gia một chương trình văn hoá. Kimmy Wong, Phó thư ký của ACCs Malaysia, nói: "Những đứa trẻ này đến đây để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ đỡ đầu của chúng và cho họ biết về hạnh phúc của chúng.

Văn Công Hưng (Theo Buddhistdoor Global)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.

Thông tin hàng ngày