Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Quốc tế lần thứ 15

GNO - Chiều 12-12, tại khu vực Tháp Đại Giác (Maha Vihara) - Bồ Đề Đạo Tràng thuộc bang Bihar, Ấn Độ đã long trọng diễn ra lễ bế mạc Đại lễ trùng tụng Tripitaka Quốc tế lần thứ 15 do chư Tăng và Phật tử Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 2 - 12-12-2019.

a An 1.jpg


Chư tôn đức Phật giáo các nước trùng tụng Thánh điển

Buổi lễ có sự tham dự chứng minh của chư tôn đức Trưởng lão Hoà thượng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh, Indonesia, Đài Loan... và sự hiện diện của Hoà thượng Mahachalong - Phó chủ tịch Hội đồng Trùng tụng Tam tạng Quốc tế (ITCC), ông Shree Nangzey Dojee - Chánh thư ký hội ITCC,  Hòa thượng Lozang Lama - Chủ tịch Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, Giáo sư Ravindra Panth - Giám đốc của tổ chức Light of Buddhadharma Foundation International (LBDFI), cùng các vị đại diện quan chức chính quyền sở tại.

Trong phát biểu bế mạc của Pháp hội lần này, bà Wangmo Dixey - thành viên Hội đồng Trùng tụng Tam tạng Quốc tế, kiêm Giám đốc điều hành tổ chức LBDFI, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ (IBAA) đại diện ban tổ chức đã bày tỏ niềm hoan hỷ vô biên khi được sự quang lâm chứng minh tham dự của chư Tăng Ni, Phật tử đến từ nhiều quốc gia, nhiều truyền thống tu tập khác nhau.

Bà Wangmo Dixey nói: "Các vị đã cùng ngồi lại để trùng tụng lại phần Đại Diễn Giải (Mahaniddesapali) thuộc Tiểu bộ kinh Nikaya (Khuddakanikaye) bằng ngôn ngữ Pali nhằm duy trì và truyền cảm hứng đến cộng đồng Phật giáo quốc tế quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập, nghiên cứu và phát triển cổ ngữ Pali".

Theo bà Wangmo Dixey, thông qua đó cũng bày tỏ nguyện vọng duy trì lâu dài việc tổ chức trùng tụng kinh điển Pali này. Bà hi vọng được tiếp đón ngày càng nhiều hơn nữa các phái đoàn Phật giáo quốc tế về tham dự, để những thông điệp về hoà bình, từ bi và trí tuệ của Đức Phật từ cổ ngữ Pali đến gần hơn với các cộng đồng Phật giáo trên thế giới.

a An 2.jpg


Thông điệp về hoà bình, từ bi và trí tuệ của Đức Phật lan tỏa


Được biết, đây là một hoạt động thường xuyên được diễn ra định kỳ vào thượng tuần tháng 12 hàng năm tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya).

Trong khuôn khổ các hoạt động ý nghĩa của Pháp hội còn có chương trình Đi theo dấu chân Phật (In the Footsteps of the Buddha) để cầu nguyện hoà bình tại thung lũng Jetthian gần Trúc Lâm tịnh xá vào ngày 13-12; chương trình tụng kinh Đại thừa lần thứ 3 (Mahayana Chanting Program) tại Hương thất của Đức Phật trên đỉnh núi Linh Thứu - Vulture's Peak, Rajagriha vào ngày 14-12 với sự tham dự của các nước: Nhật Bản, Nepal, Việt Nam và cộng đồng người Tây Tạng.

Tin, ảnh: Trí Dũng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1298 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Ý nghĩa của tư, từ, tự, tứ, tử

GNO - Tôi làm công việc nhập liệu đánh máy và kiểm tra lỗi chính tả. Khi làm một số kinh, sách hay bài viết liên quan đến Phật giáo gặp các từ như: Tư, từ, tự, tứ, tử thì rất bối rối.
Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

NSGN - Vào giai đoạn nguyên thủy của nền văn minh nhân loại, nhiều biểu tượng cũng như các hình thức nhân hóa đã được sử dụng để thể hiện cảm xúc của con người, cảm xúc tâm linh, ví dụ như rắn và mẫu thần liên quan đến nghi lễ sinh sản hoặc nông nghiệp, một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa.
Lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Ánh sáng từ bi và trí tuệ qua ý nghĩa Vesak

GNO - Sự đản sinh của Đức Phật mang theo thông điệp về lòng từ bi, là lời kêu gọi nhân loại hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, gieo trồng những hạt giống lành và lan tỏa tình thương đến muôn loài. Đức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giác ngộ, ánh sáng từ bi và trí tuệ.

Thông tin hàng ngày