Trung ương Giáo hội tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 27 (1984-2011) ngày HT. Thích Trí Thủ viên tịch

(GNO-TPHCM): Sáng nay 3-4 (mùng 1-3 ÂL), tại Văn phòng II Trung ương Giáo hội (TV Quảng Đức - Q.3), Ban Thường trực HĐTS đã trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 27 (1984-2011) ngày viên tịch của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ và hiệp kỵ chư tôn tiền bối Phật giáo hữu công, chư tôn đức Hội đồng Trị sự viên tịch.

Đến tham dự có HT. Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký HĐCM cùng chư tôn giáo phẩm HĐTS, các ban viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo TP. Hồ Chí Minh và 24 Ban Đại diện Phật giáo quận huyện, Ban Giám hiệu các trường Phật học; chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện, Tăng Ni các trường Phật học tại TP. Hồ Chí Minh. Lãnh đạo TPHCM và quý vị đại diện các sở, ban ngành thành phố, quận 3 và phường 8 cùng môn nhân đệ tử của Hoà thượng, đông đảo Phật tử đã về tham dự.

tamnhu-1.gif
tamnhu-2.gif

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ nguyên là Chủ tịch HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam đầu tiên, nguyên Viện trưởng Viện Hoá đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Sau khi hoà bình lập lại, thực hiện nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam, chư tôn giáo phẩm cùng nhau thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Thủ - Viện trưởng Viện Hoá đạo GHPGVNTN được cung thỉnh đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Vận động Thống nhất Phật giáo. Năm 1981, tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, Hội nghị đại biểu được tiến hành và Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Hòa thượng Thích Trí Thủ được toàn thể đại biểu suy cử đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thuận thế vô thường, vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 2 tháng 4 năm 1984 (mùng 2 tháng 3 năm Giáp Tý), hoá duyên đã mãn, Đại lão Hòa thượng an nhiên thu thần viên tịch tại tu viện Quảng Hương Già Lam, để lại bao niềm kính tiếc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

tamnhu-3.gif

Tại buổi lễ, HT. Thích Thiện Nhơn cung tuyên tiểu sử, ôn lại công đức và sự nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, qua đó khẳng định trong  suốt con đường hành đạo, Hòa thượng vẫn dành thời giờ dịch kinh, biên soạn sách để hoằng dương Phật pháp. Các tác phẩm chính gồm Kinh Phổ Môn, Kinh Phổ Hiền, Mẹ hiền Quán Âm, Kinh Vô Thường, Kinh A Di Đà, Pháp môn Tịnh độ, kinh Bát Nhã, Luật Tỳ kheo, Luật Bồ tát, Luật Tứ phần, Nghi thức Truyền giới Bồ tát tại gia và Thập thiện, Nghi thức Phật đản, Nghi thức Lễ sám buổi khuya và các tác phẩm khác đã in hoặc chưa xuất bản...

tamnhu- 4.gif

Thay mặt HĐTS, HT Thích Giác Toàn đã đọc lời tưởng niệm, cho biết thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau là những người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam là thừa hưởng gia tài quý báu của các hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, trong đó Hòa thượng đã đóng góp một phần công đức rất lớn trong sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam, hòa hợp dân tộc, xây dựng hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

tamnhu-5.gif
tamnhu-6.gif

Chư tôn đức dâng hương tưởng niệm

tamnhu-8.gif
tamnhu-9.gif

"Trong hơn 50 năm phụng sự đạo pháp và dân tộc, Hòa thượng đã thực hiện một cách trọn vẹn các Phật sự bằng những hành động và ý chí của mình.", HT. Thích Giác Toàn khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày